Trắc nghiệm Lịch sử 12: CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ LA-TINH (1945 - 2000)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có nhiều biến động khác trước?
A. Sự giúp đỡ của Liên Xô
B. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng
C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạnh thế giới
D. Vùng giải phóng được mở rộng
Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thực hiện âm mưu gì?
A. Phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc
B. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc
C. Đưa 50 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự
D. Huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính qui tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Từ năm 1950, Trung Quốc tiểu hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa nhằm mục đích gì?
A. Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”
B. Thực hiện cuộc “đại nhảy vọt” đưa Trung Quốc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội
C. Xây dựng đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa
D. Phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xây dựng nền văn hóa mới
Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) trước các câu sau đây
A. Dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) giành được thắng lợi
B. Sau 10 năm xây dựng chế độ mới, nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn to lớn do hậu quả chiến tranh để lại
C. Vào tháng 7 - 1950, Trung Quốc kí kết với Liên Xô “Hiệp ước phòng thủ chung Xô - Trung”
D. Sau thập niên đầu sau khi cách mạng thắng lợi, địa vị Trung Quốc đã được nâng cao trên trường quốc tế
Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào?
A. Tháng 12 - 1978
B. Cuối năm 1978
C. Đầu năm 1980
D. Tháng 12 - 1989
Từ năm 1987 trở đi, trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với các nước nào?
A. Mĩ, Liên Xô, Mông Cổ
B. Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam
C. Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, Cu-ba
D. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ
Từ năm 1947, các chiến khu ở Lào dần dần được thành lập tại các vùng nào?
A. Tây Lào, Thượng Lào, Trung Lào
B. Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào
C. Tây Lào, Trung Lào, Hạ Lào
D. Thượng Lào, Đông Bắc Lào, Hạ Lào
Ngày 22 - 3 - 1955 ghi dấu ấn vào lịch sử Lào bằng sự kỉện nổi bật nào?
A. Quân giải phóng Lào được thành lập
B. Đại hội toàn quốc kháng chiến Lào triệu tập
C. Mĩ thông qua chính sách “viện trợ” kinh tế đối với Lào
D. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập
Năm 1946, Mĩ chính thức thực hiện loại hình chiến tranh nào ở Lào?
A. “Chiến tranh đơn phương”
B. “Chiến tranh đặc biệt”
C. “Chiến tranh cục bộ”
D. “Đông Dương hóa chiến tranh”
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 21 - 2 - 1975
B. Ngày 12 - 2 - 1976
C. Ngày 2 - 12 - 1975
D. Ngày 30 - 4 - 1975
Ngày 18 - 3 - 1970 diễn ra sự kiện gì làm cho Cam-pu-chia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kỉểu mới của Mĩ?
A. Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xi-ha-núc
B. Mĩ mang quân xâm lược Cam-pu-chia
C. Mĩ dựng nên chế độ độc tài Pôn Pốt ở Cam-pu-chia
D. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm lược Cam-pu-chia
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi vào thời gian nào?
A. Ngày 2 - 12 - 1975
B. Ngày 18 - 3 - 1975
C. Ngày 17 - 4 - 1975
D. Ngày 30 - 4 - 1975
Nước nào ở Đông Nam Á sau khi đánh bại phát xít Nhật lại bị thực dân Hà Lan xâm lược?
A. Thái Lan
B. In-đô-nê-xi-a
C. Phi-líp-pin
D. Ma-lai-xi-a
Vào tháng 9 - 1954, Mĩ đã lôi kéo nước nào gia nhập vào khối phòng thủ Đông Nam Á (SEATO)?
A. In-đô-nê-xi-a
B. Phi-líp-pin
C. Thái Lan
D. Cam-pu-chia
Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ đã kí kết thành lập “Tổ chức hỉệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO)” tại đâu?
A. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a)
B. Tại Ma-ni-la (Phi-líp-pin)
C. Tại Băng Cốc (Thái Lan)
D. Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ)
Sự thất bại nặng nề của Mĩ ở đâu làm cho khối quân sự SEATO bị giải thể?
A. Thất bại ở khu vực Trung Đông
B. Thất bại ở Triều Tiên
C. Thất bại ở Đông Dương
D. Thất bại ở Việt Nam
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
A. Tháng 8 - 1967. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a)
B. Tháng 9 - 1968. Tại Băng Cốc (Thái Lan)
C. Tháng 10 - 1967. Tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a)
D. Tháng 8 - 1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan)
Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) trước các câu dưới đây để xác định mục tiêu của “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”.
A. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực
B. Xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập
C. Phát triển nhanh chóng nền kinh tế, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm biến Đông Nam Á thành trung tâm kinh tế - tài chính đủ sức cạnh tranh với Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản
D. Đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp vô sản
C. Giai cấp địa chủ phong kiến
D. Giai cấp nông dân
Ấn Độ tuyên bố độc lập vào thời gian nào?
A. Ngày 25 - 12 - 1950
B. Ngày 26 - 1 - 1950
C. Ngày 23 - 2 - 1950
D. Ngày 26 - 1 - 1951
Hãy điền vào chỗ trống ở các câu dưới đây
A. Ngày 19 - 2 - 1946, 2 vạn thủy binh khởi nghĩa ở cảng ........................
B. Các hình thức đấu tranh đầu tiên của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ ...........................
C. Các thành phố đã bãi công hưởng ứng cuộc khởi nghĩa ở Bombay.........................
D. Ở nông thôn Ấn Độ diễn ra phong trào............................
Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc họp tại Mát-xcơ-va (tháng 12 - 1945) giải quyết vấn đề Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? Ghi dấu X vào các câu trả lời sai sau đây
A. Xây dựng một Triều Tiên độc lập
B. Thành lập một chính phủ dân chủ Triều Tiên để đảm nhiệm việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và văn hóa chung cho cả nước Triều Tiên
C. Quân đội Liên Xô đóng quân ở bắc vĩ tuyến 38°
D. Ủy ban hỗn hợp gồm đại biểu của hai bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô và Mĩ đóng ở Triều Tiên sẽ giúp việc thành lập chính phủ lâm thời Triều Tiên
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 12 - 1945
B. Tháng 8 - 1948
C. Tháng 9- 1948
D. Tháng 10 - 1945
Năm 1946, dưới áp lực đấu tranh của nhân dân, đế quốc Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của hai nước nào ở khu vực Trung Đông?
A. Xi-ri, Li-băng
B. I-ran, I-rắc
C. Ap-ga-ni-xtan, Li-băng
D. I-ran, Xi-ri
Biến đổi to lớn nhất của khu vực Trung Đông sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Nhiều nước trở nên trù phú về kinh tế
B. Hầu hết các nước Trung Đông giành lại độc lập (trừ Pa-let-xtin)
C. Các nước ở Trung Đông luôn trong tình trạng căng thẳng phức tạp
D. Chiến tranh đã tàn phá nặng nề và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân nước nào?
A. Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri
B. Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bich
C. Thắng lợi của nhân dân Ăng-gô-la
D. Thắng lợi của nhân dân Nam Phi
Chọn đáp án Sai khi nói về những khó khăn của Châu Phi
A. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới và sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc phát triển phương Tây
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc hầu hết là giai cấp tư sản
C. Nợ nước ngoài, đói rét, bệnh tật, mù chữ
D. Sự bùng nổ về dân số
Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô
B. Thắng lợi của cách mạng Ê-cua-đo
C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba
D. Tất cả các sự kiện trên
Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào trước các câu sau đây nói về cách mạng Cu-ba năm 1959
A. Để thực hiện âm mưu chủ nghĩa thực dân mới của mình, Mĩ đã thiết lập chế độ độc tài quân sự Ba-ti-xta ở Cu-ba
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Cu-ba là Đảng Cộng sản Cu-ba do Phi-đen Ca-xtơ-rô đứng đầu
C. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa đã mở đầu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Cu-ba
D. Năm 1955, Phi đen Ca-xtơ-rô được trả tự do và bị trục xuất sang Ac-hen-ti-na
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở châu Á, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào
B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào
C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan
D. Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a
Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm Châu Phi”?
A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập
B. Châu Phi là châu lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất
C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập
D. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”
Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
C. Chế độ phân biệt chủng tộc
D. Chế độ thực dân
Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Các nước châu Á đã giành được độc lập
B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN
C. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới
D. Tất cả các câu trên
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích gì?
A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc
B. Tiêu diệt phong trào cách mạng Trung Quốc
C. Xóa bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc
D. Câu A và B đúng
Cuộc nội chiến lần thứ tư (1946 - 1949) ở Trung Quốc nổ ra là do
A. Đảng Cộng sản phát động
B. Tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch phát động, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ
C. Đế quốc Mĩ giúp đỡ Quốc dân đảng
D. Quốc dân đảng cấu kết với bọn phản động quốc tế
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất gì?
A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo
B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo
C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
D. Một cuộc nội chiến
Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gì?
A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa
B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến và tư bản trên đất Trung Hoa
C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển
B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa kém phát triển
C. Có một nền nông nghiệp phát triển
D. Có một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?
A. 1949 - 1953
B. 1953 - 1957
C. 1957 - 1961
D. 1961 - 1965
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?
A. Sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc
B. Sự giúp đỡ của các nước chủ nghĩa xã hội
C. Sự giúp đỡ của Liên Xô
D. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô
Mười năm đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (1949 - 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
B. Chống Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa
C. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới
D. Quan hệ thân thiện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác
Chủ trương nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau năm 1959 đã gây nên tình trạng khủng hoảng và trì trệ của xã hội Trung Quốc?
A. Xây dựng “Công xã nhân dân”
B. Thực hiện đường lối “Đại nhảy vọt”
C. Thực hiện cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”
D. Tất cả đều đúng
Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” do ai đề xướng?
A. Mao Trạch Đông
B. Lưu Thiếu Kì
C. Lâm Bưu
D. Chu Ân Lai
Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” Trung Quốc đạt được những thành tựu gì?
A. Nền kinh tế Trung Quốc có một bước phát triển nhảy vọt
B. Đời sống nhân dân Trung Quốc được cải thiện
C. Kinh tế phát triển nhưng đời sống nhân dân Trung Quốc khó khăn
D. Nền kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng
Cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” ở Trung Quốc diễn ra vào thời gian nào?
A. 1966 - 1969
B. 1966 - 1971
C. 1967 - 1969
D. 1967 - 1970
Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm
D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm
Từ sau năm 1987, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?
A. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa
B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân
C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc
D. Thực hiện cải cách mở cửa
Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau
A. Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949
B. Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa bắt đầu từ năm 1978
C. Cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản kéo dài từ năm 1968 đến 1978
D. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc từ năm 1953 đến 1957
Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian
A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập
B. Bắt đầu đường lối mở cửa
C. Mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc
Trước Chiến tranh thế giói thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước nào?
A. Thuộc địa của Mĩ, Nhật
B. Thuộc địa của Pháp, Nhật
C. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ
D. Thuộc địa của các thực dân phương Tây
Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giói thứ hai?
A. Đế quốc Hà Lan
B. Đế quốc Pháp
C. Đế quốc Mĩ
D. Đế quốc Anh
Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEATO (tháng 9 - 1975)?
A. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột
B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sự tồn tại của SEATO
C. SEATO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á
D. Thất bại của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975)
Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập
B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh
C. Sự ra đời của khối ASEAN
D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU
Hiệp ước Ba-li (tháng 2 - 1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là gì?
A. Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
D. Cả ba nguyên tắc trên
Từ năm 1979 đếm cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN như thế nào?
A. Quan hệ hợp tác song phương
B. Quan hệ đối thoại
C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế
D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia
Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?
A. Lào,Việt Nam
B. Cam-pu-chia, Lào
C. Lào, Mi-an-ma
D. Mi-an-ma,Việt Nam
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN di chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch
B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế
C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự
D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực mào?
A. Bắc Phi
B. Nam Phi
C. Đông Phi
D. Tây Phi
Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?
A. Năm 1960: “Năm châu Phi”
B. Năm 1962: An-giê-ri được công nhận độc lập
C. Năm 1994: Nen-Xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên
D. Tháng 11 - 1975: Nước Cộng hòa Nhân dân Angôla ra đời
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?
A. Chủ nghĩa thực dân cũ
B. Chủ nghĩa thực dân mới
C. Chủ nghĩa A-pác-thai
D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới
Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xon Man-đê-la?
A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la
D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?
A. Thực dân Anh
B. Đế quốc Mĩ
C. Thực dân Pháp
D. Đế quốc Nhật
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc
B. Chủ nghĩa thực dân cũ
C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới
D. Giai cấp địa chủ phong kiến
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân
B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh vũ trang
D. Sự nổi dậy của người dân
Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?
A. Cuộc đổ bộ của tàu “Gran-ma” lên đất Cu-ba (1956)
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26 - 7 - 1953)
C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958)
D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh Thủ đô La-ha-ba-na (1 - 1 - 1959)
Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh” là
A. Ac-hen-ti-na
B. Bra-xin
C. Cu-ba
D. Mê-hi-cô