Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Miền bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, miền nam đấu tranh
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Ngô Đình Diệm được Mĩ dựng lên làm bù nhìn ở miền Nam Việt Nam để thay cho ai?
A. Thay cho Bảo Đại.
B. Thay cho Bửu Lộc
C. Thay cho Đồng Khánh
D. Thay cho Dương Văn Minh
Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau năm 1954?
A. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ
B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Đấu tranh chống Mĩ, Diệm.
D. Câu A và C đúng
Nhiệm vụ của cáng mạng miền Nam sau năm 1954 là gì?
A. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ, Diệm
B. Tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
C. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Không phải các nhiệm vụ trên.
Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A. Có vai trò quan trọng nhất
B. Có vai trò cơ bản nhất.
C. Có vai trò quyết định trực tiếp.
D. Có vai trò quyết định nhất
Thủ đô Hà Nội được giải phóng vào thời gian nào?
A. 10 – 10 – 1954.
B. 25 – 10 – 1955
C. 12 – 12 – 1954
D. 18 – 10 – 1954
Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau năm 1954 là gì?
A. Đấu tranh chống Mĩ – Diệm
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
C. Chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Không phải các nhiệm vụ trên
Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì chống Mĩ cứu nước là gì?
A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
D. Tất cả các đường lối trên
Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?
A. 10 – 10 – 1954
B. 16 – 5 – 1954
C. 10 – 10 – 1955
D. 16 – 5 – 1955.
Đế quốc Mĩ thực hiện ý đồ thâm độc biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới thể hiện ở sự kiện nào?
A. Mĩ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng (ngày 20 – 5 – 1954).
B. Lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này
C. Mĩ – Diệm tổ chức bầu cử riêng lẻ, lập nước Việt Nam Cộng hòa
D. Mĩ – Diệm hô hào “Bắc tiến”.
Thái độ nào sau đây của Ngô Đình Diệm trong những năm 1954 – 1957 làm cho nhân dân ta bất bình nhất?
A. Tiến hành bầu cử riêng lẻ, phế truất Bảo Đại, lên làm Tổng thống
B. Tuyên bố tại Oa-sinh-tơn: “Biên giới Hoa Kì kéo dài đến vĩ tuyến 17”.
C. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ
D. Thực hiện chế độ “Gia đình trị”.
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ sau năm 1954 là gì?
A. Miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà
C. Câu A và B đúng
D. Câu A và B sai
Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau 1954 là gì?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ ngụy
C. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà
D. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân nhân, bảo vệ miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà
Vì sao miền Bắc tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất?
A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp
B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn phổ biến
C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
D. Tất cả các lí do trên
Miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế trong thời gian nào?
A. 1954 – 1957
B. 1954 – 1958
C. 1955 – 1958
D. 1955 – 1960
Đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?
A. “Tấc đất, tấc vàng.
B. “Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”.
C. “Người cày có ruộng”.
D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc là gì?
A. Đã đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến
B. Giải phóng nông dân hoàn toàn khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến
C. Đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn
D. Tất cả đều đúng
Bác Hồ đã đến thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì vào thời gian nào?
A. 1955.
B. 1956
C. 1957
D. 1958
Đến năm 1960, ở miền Bắc có 85% hộ nông dân, 685 diện tích đất đai vào hợp tác xã nông nghiệp. Đó là kết quả của công cuộc:
A. Cải cách ruộng đất
B. Khôi phục kinh tế
C. Cải tạo xã hội chủ nghĩa
D. Câu A và B đúng
Đến năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp do Nhà nước quản lí, hơn 500 xí nghiệp công nghiệp địa phương quản lí. Đó là kết quả của:
A. Bước đầu phát triển kinh tế
B. Khôi phục kinh tế.
C. Cải tạo xã hội chủ nghĩa
D. Tất cả cùng đúng
Đầu năm 1955, khi đã đứng được ở miền Nam Việt Nam, tập đoàn Ngô Đình Diệm mở chiến dịch nào?
A. “Tố cộng”, “Diệt cộng” trên toàn miền Nam
B. “Đả thực”, “Bài phong”, “Diệt cộng” trên toàn miền Nam
C. “Tiêu diệt cộng sản không thương tiếc” trên toàn miền Nam
D. “Thà bắn nhầm hơn bỏ sót” trên toàn miền Nam
Vụ tàn sát nào của Mĩ – Diệm diễn ra vào ngày 1 – 12 – 1958 làm chết hơn 1000 người dân?
A. Chợ Được (Quảng Nam)
B. Hương Điền (Quảng Trị).
C. Vĩnh Trinh (Duy Xuyên, Quảng Nam).
D. Phú Lợi (Sài Gòn).
Chính sách nào của Mĩ – Diệm thể hiện chiến lược chiến tranh một phía ở miền Nam?
A. Phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống
B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam
C. Mở chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng” thi hành “Luật 10 – 59”, lê máy chém khắp miền Nam
D. Thực hiện chính sách “Đả thực”, “Bài phong”, “Diệt cộng”.
Hình thức đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, chủ yếu là gì?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh chính trị, hòa bình.
C. Khởi nghĩa giành lại quyền làm chủ
D. Dùng bạo lực cách mạng
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là gì?
A. Mĩ – Diệm phá Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
C. Do chính sách cai trị của Mĩ – Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
D. Câu A và B đúng
Điền vào chỗ trống câu sau “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng…..”.
A. Lực lượng vũ trang nhân dân kết hợp với lực lượng chính trị
B. Lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Sự kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao
D. Tất cả đều đúng
Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
A. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên
B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.
C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (ngày 20 – 12 – 1960).
Tháng 2 – 1959 diễn ra cuộc nổi dậy của đồng bào miền Nam ở đâu?
A. Trà Bồng (Quảng Ngãi).
B. Phước Hiệp (Bến Tre).
C. Bắc Ái (Ninh Thuận).
D. Chợ Được (Quảng Nam)
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
C. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công địch.
D. Câu B và C đúng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng họp ở đâu? Vào thời gian nào?
A. Ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) – Từ ngày 11 đến 19 – 2 – 1955
B. Ở Tân Trào (Tuyên Quang) – Từ ngày 10 đến 19 – 5 – 1960
C. Ở Hà Nội – Từ ngày 5 đến 12 – 9 – 1960
D. Ở Hà Nội – Từ ngày 6 đến 10 – 10 – 1960
Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng đã bầu ai làm Chủ tịch Đảng và Bí thư thứ nhất?
A. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng
B. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.
C. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Võ Nguyên Giáp làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng
D. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Đỗ Mười làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.