Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Miền bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, miền nam đấu tranh

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mục đích của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là gì?

A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.

B. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.

C. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.

D. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.

Câu 2:

Miền Bắc đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào thời gian nào?

A. 1960 – 1965

B. 1961 – 1965.

C. 1965 – 1968.

D. 1960 – 1964

Câu 3:

“Ba nhất” và “Đại phong” là tên phong trào thi đua thực hiện kế hoạch 5 năm lần I ở miền Bắc trong các ngành:

A. “Ba nhất”: Nông nghiệp; “Đại phong”: Quân đội

B. “Ba nhất”: Quân đội; “Đại phong”: Nông nghiệp

C. “Ba nhất”: Công nghiệp; “Đại phong”: Thủ công nghiệp

D. “Ba nhất”: Giáo dục; “Đại phong”: Nông nghiệp

Câu 4:

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Nhà nước đầu tư vốn cho xây dựng kinh tế chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với thời kì khôi phục kinh tế?

A. 60%.

B. 61,2%.

C. 65,5%.

D. 67%.

Câu 5:

Với phương châm: tiến lên chủ nghĩa xã hội nhanh, mạnh, vững chắc. Đó là thành tựu hay hạn chế của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc

A. Thành tựu

B. Hạn chế

Câu 6:

Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam?

A. Ai-xen-hao

B. Ken-nơ-đi

C. Giôn-xơn

D. Ru-dơ-ven

Câu 7:

“Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?

A. “Phản ứng linh hoạt”.

B. “Ngăn đe thực tế”

C. “Bên miệng hố chiến tranh”.

D. “Chính sách thực lực”.

Câu 8:

Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam

B. “Dùng người Việt đánh người Việt”.

C. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.

D. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam

Câu 9:

Lực lượng cố vấn Mĩ đưa vào miền Nam đến năm 1964 bao nhiêu tên?

A. 1100.

B. 11.000.

C. 26.000.

D. 30.000.

Câu 10:

Chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là gì?

A. Ấp chiến lược

B. Lực lượng ngụy quân, ngụy quyền

C. Lực lượng cố vấn Mĩ

D. Ấp chiến lược và ngụy quân, ngụy quyền

Câu 11:

Mĩ – ngụy dự định thực hiện những mục tiêu của “Chiến tranh đặc biệt”, trọng tâm là “bình định” trong vòng 18 tháng. Mục tiêu đó nằm trong kế hoạch nào?

A. Dồn dân lập “ấp chiến lược”.

B. Sta-lây Tay-lo.

C. Giôn-xơn Mác-na-ma-ra.

D. Câu B và C đúng

Câu 12:

Trên mặt trận quân sự, chiến thắng nào của ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Bình Giã (Bà Rịa)

B. Ba Gia (Quãng Ngãi)

C. Đồng Xoài (Biên Hòa)

D. Ấp Bắc (Mĩ Tho)

Câu 13:

Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Ấp Bắc

B. Bình Giã

C. Đồng Xoài

D. Ba Gia.

Câu 14:

Cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất trong năm 1963 của đồng bào miền Nam?

A. Cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni Phật tử Huế (ngày 8 – 5 – 1963).

B. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn (ngày 11 – 6 – 1963).

C. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn (ngày 16 – 6 – 1963).

D. Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (ngày 01 – 11 – 1963).

Câu 15:

Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, Đảng ta đã có chủ trương gì?

A. Giải phóng giai cấp nông dân

B. Tiến hành cải cách ruộng đất

C. Khôi phục kinh tế

D. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Câu 16:

Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của những thành tựu đạt được trong thời kì khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954 – 1957)?

A. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi

B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển

C. Nâng cao đời sống của nhân dân

D. Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng miền Nam

Câu 17:

Miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gian nào?

A. 1954 - 1956

B. 1956 - 1958

C. 1958 – 1960

D. 1954 - 1957

Câu 18:

Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?

A. Thương nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Thủ công nghiệp

D. Công nghiệp

Câu 19:

Đến cuối năm 1960, miền Bắc có bao nhiêu hộ nông dân và số ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp?

A. 82% hộ nông dân với 68% ruộng đất

B. 83% hộ nông dân 68% ruộng đất.

C. 84% hộ nông dân với 68% ruộng đất

D. 85% hộ nông dân với 68% ruộng đất

Câu 20:

Đến cuối năm 1960, miền Bắc có bao nhiêu hộ vào công tư hợp doanh?

A. 77%.

B. 87%.

C. 97%.

D. 100%.

Câu 21:

Kết quả lớn nhất của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc (1958 – 1960) là gì?

A. Thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh

B. Hợp tác xã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động

C. Tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho người đi chiến đấu và phục vụ chiến tranh

D. Xóa bỏ chế độ người bóc lột người

Câu 22:

“Chúng ta đã phạm một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi”. Đó là một số sai lầm của ta trong thời kì nào?

A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931

B. Phong trào cách mạng 1936 – 1939

C. Cải cách ruộng đất năm 1954.

D. Cải tạo quan hệ sản xuất 1958 – 1960

Câu 23:

Trọng tâm phát triển kinh tế miền Bắc thời kì 1958 – 1960 là gì?

A. Phát triển thành phần kinh tế cá thể

B. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh

C. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân

D. Phát triển thành phần kinh tế hợp tác xã.

Câu 24:

Năm 1960, số lượng trường đại học ở miền Bắc có tất cả là

A. 9 trường

B. 10 trường

C. 11 trường

D. 12 trường

Câu 25:

Đảng ta chủ trương cải tạo họ bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực nhất của họ để phục vụ cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Họ là giải cấp nào?

A. Tư sản dân tộc

B. Tư sản mại bản

C. Địa chủ phong kiến

D. Tiểu tư sản

Câu 26:

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954 là gì?

A. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp

B. Đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hòa bình.

C. Bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, để miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam

D. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ.

Câu 27:

“Phong trào ra đời với bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Giơ-ne-vơ, ủng hộ hiệp thương tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân”. Đó là phong trào nào?

A. Chống khủng bố đàn áp của Mĩ – Diệm

B. Phong trào đấu tranh của nhân dân các thành phố lớn Huế, Đà Nẵng

C. “Phong trào hòa bình” ở Sài Gòn – Chợ Lớn

D. Phong trào vì mục tiêu hòa bình của nhân dân các thành phố lớn và các vùng nông thôn

Câu 28:

Mĩ – Diệm ra đạo luật 10 – 59 vào thời gian nào?

A. Tháng 4 - 1959

B. Tháng 5 - 1959

C. Tháng 10 - 1959

D. Tháng 11 - 1959

Câu 29:

Việc Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10 – 59 chứng tỏ điều gì?

A. Sự suy yếu và ngày càng bị cô lập của chúng

B. Sức mạnh về quân sự của Mĩ – Diệm

C. Chính sách độc tài của chế độ “gia đình trị”.

D. Mĩ – Diệm rất mạnh

Câu 30:

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì?

A. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ

B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền

C. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang

D. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng