Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Năm 1069, vua Chăm-pa đã nhường cho nhà Lý ba châu là
A. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.
B. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.
C. châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh.
D. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa.
Sính lễ của vua Chế Mân để kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt là hai châu nào?
A. Địa Lý, Ma Linh.
B. Chiêm Động, Cổ Lũy.
C. châu Ô, châu Rí.
D. Bố Chính, châu Ô.
Sau khi sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a vào lãnh thổ Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã cho lập đạo thừa tuyên nào?
A. Thuận Hóa.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi
D. Nghệ An.
Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên diễn ra giữa Chăm-pa và 2 nước láng giềng là
A. Phù Nam và Đại Việt.
B. Cam-pu-chia và Thái Lan.
C. Cam-pu-chia và Đại Việt.
D. Lan Xang và Cam-pu-chia.
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, khu vực từ sông Đồng Nam trở vào (thuộc Nam Bộ Việt Nam hiện nay)
A. đặt dưới sự quản lí của Vương quốc Phù Nam.
B. phát triển mạnh mẽ, dân cư đông đúc.
C. trở thành trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á.
D. gần như không có dấu chân người.
Vào thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam suy yếu và bị nước nào xâm chiếm?
A. Chân Lạp.
B. Chăm-pa.
C. Lan Xang.
D. Xiêm.
Năm 1307, Ô Châu và Ô Rí được đổi tên thành
A. Địa Lý và Ma Linh.
B. châu Thuận và châu Hóa.
C. Bố Chính và Ma Linh.
D. Cổ Lũy và Chiêm Động.
Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
A. Nghề đánh cá là một ngành kinh tế quan trọng.
B. Nghề trồng lúa vẫn tiếp tục nuôi sống cư dân Chăm và Việt di cư vào.
C. Óc Eo là trung tâm trên tuyến đường thương mại qua vùng biển Đông Nam Á.
D. Dân cư vùng ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?
A. Chân Lạp.
B. Phù Nam.
C. Chăm-pa.
D. Đại Việt.
Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?
A. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.
B. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
C. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.
D. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.
Khi đến cư trú tại những vùng đất mới ở phía nam, người Việt đã có thái độ như thế nào với tín ngưỡng của người Chăm?
A. Bài trừ tuyệt đối các tín ngưỡng, phong tục của người Chăm.
B. Tôn trọng nhưng không tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.
C. Không có sự giao lưu văn hóa với cộng đồng người Chăm.
D. Tôn trọng và tiếp thu những tín ngưỡng của người Chăm.
Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
A. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
B. Không có sự giao lưu, hòa nhập văn hóa giữa người Việt và Chăm.
C. Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng, phung tục của người Chăm.
D. Nhiều phong tục độc đáo hòa nhập giữa văn hóa Chăm và Việt xuất hiện.
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Vua Chăm-pa nhường ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt.
2. Các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a được sáp nhập vào Đại Việt.
3. Vua Chế Mân cắt châu Ô, châu Rí làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân.
4. Vua Lê cho lập đạo thừa tuyên Quảng Nam.
Sắp xếp theo trình tự thời gian:
A. 1-3-2-4.
B. 1-3-4-2.
C. 1-2-3-4.
D. 1-4-2-3.
Công chúa nào của Đại Việt đã kết hôn với vua Chế Mân (Chăm-pa) vào năm 1306?
A. Công chúa An Tư.
B. Công chúa Ngọc Hân.
C. Công chúa Huyền Trân.
D. Công chúa Ngọc Vạn.