Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 3. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại có đấp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân Tây Âu giàu lên nhanh chóng, tích lũy được vốn ban đầu nhờ việc
A. làm thuê trong các đồn điền, trang trại.
B. thành lập các công ty thương mại.
C. xây dựng các xưởng sản xuất quy mô lớn.
D. vơ vét của cải, bóc lột thuộc địa.
Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, trong xã hội Tây Âu, tầng lớp nào ngày càng giàu lên, có quyền công dân và chi phối toàn bộ xã hội?
A. Thợ thủ công, người làm thuê, thương nhân.
B. Thợ thủ công, chủ xưởng, người ăn xin.
C. Thương nhân, chủ xưởng, chủ ngân hàng.
D. Thương nhân, chủ xưởng, nông dân mất đất.
Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, trong xã hội Tây Âu, tầng lớp nào ngày càng bị bần cùng hóa, nghèo đói và không có quyền công dân?
A. Thợ thủ công, người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất.
B. Người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất, chủ xưởng.
C. Thợ thủ công, nông dân mất đất, chủ xưởng, thương nhân.
D. Người làm thuê, thợ thủ công, chủ xưởng, chủ ngân hàng.
Trong các thành thị Tây Âu, phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công từ khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XIV.
B. Thế kỉ XV.
C. Thế kỉ XVI.
D. Thế kỉ XVII.
Hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp là
A. công ty.
B. công trường thủ công.
C. tập đoàn.
D. xí nghiệp.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh ở Tây Âu đã dẫn đến sự hình thành của hai giai cấp mới là
A. tư sản và vô sản.
B. nông dân và tư sản.
C. vô sản và chủ nô.
D. nông dân và vô sản.
Nội dung nào sau đây không phải là biến đổi trong xã hội Tây Âu trung đại sau các cuộc phát kiến địa lí?
A. Nền kinh tế khép kín trong các lãnh địa phong kiến được củng cố.
B. Công trường thủ công, công ty thương mại, trang trại lớn ra đời.
C. Quý tộc, thương nhân giàu lên nhờ vơ vét của cải, cướp bóc thuộc địa.
D. Nền sản xuất hàng hóa, thương mại ngày càng phát triển.
Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các
A. thương hội.
B. công trường thủ công.
C. công ty thương mại.
D. ngân hàng.
Biểu hiện nào dưới đây cho thấy sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu vào đầu thế kỉ XVI?
A. Hình thành các lãnh địa phong kiến.
B. Xuất hiện nhiều thành thị, trường đại học.
C. Lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô.
D. Xuất hiện các công trường thủ công.
Nội dung nào không đúng khi nói về sự nảy sinh của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Tây Âu?
A. Các đồn điền, trang trại lớn ra đời và thuê mướn nhân công.
B. Sự phân công lao động tỉ mỉ, mỗi người chỉ làm một công đoạn.
C. Nông dân mất đất, phải làm thuê cho các đồn điền, trang trại.
D. Một bộ phận chủ đất dần trở thành tư sản nông nghiệp.
Sự xuất hiện của công ty thương mại và công trường thủ công là biểu hiện của sự nảy sinh của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nào?
A. Thương mại và nông nghiệp.
B. Thương mại và công nghiệp.
C. Công nghiệp và nông nghiệp.
D. Công nghiệp và thủ công nghiệp.
Công trường thủ công dần dần thay thế cho tổ chức phường hội là biểu hiện của sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thương mại.
D. Dịch vụ.
Ở Tây Âu, giai cấp tư sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?
A. Thợ thủ công bị phá sản.
B. Chủ công trường thủ công.
C. Chủ đồn điền.
D. Chủ ngân hàng.
Giai cấp vô sản Tây Âu được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?
A. Nông dân bị mất ruộng đất.
B. Thợ thủ công có tư liệu sản xuất.
C. Chủ các công trường thủ công.
D. Chủ các hầm mỏ, đồn điền.
Nữ hoàng Ê-li-da-bét I đã trao cho công ty Đông Ấn đặc quyền nào?
A. Độc quyền buôn bán hồ tiêu.
B. Có đồng tiền thương mại riêng.
C. Có quân đội và cảng biển riêng.
D. Độc quyền xuất khẩu len dạ.