Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 5. Phong trào cải cách tôn giáo có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tôn giáo nào là chỗ dựa vững chắc cho chế độ phong và chi phối đời sống xã hội Tây Âu thời trung đại?
A. Hồi giáo.
B. Ấn Độ giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Đạo Tin Lành.
Sự kiện nào đã làm bùng nổ phong trào phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì trung đại?
A. Các nhà cải cách công khai phê phán, chống lại Giáo hội.
B. Giáo hội công khai đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ.
C. Mác-tin Lu-thơ chủ trương xây dựng một giáo hội đơn giản.
D. Giáo hội cho phép tự do buôn bán “thẻ miễn tội” (năm 1517).
Ai là người đã đưa ra Luận văn 95 điều, công khai chỉ trích Giáo hội?
A. Cô-péc-ních.
B. Mác-tin Lu-thơ.
C. Can-vanh.
D. Tô-mát Muyn-xe.
Cuộc chiến tranh nông dân Đức bùng nổ vào thời gian nào?
A. Năm 1517.
B. Năm 1524.
C. Năm 1715.
D. Năm 1425.
Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn đến việc Ki-tô giáo bị chi thành mấy giáo phái?
A. 2 giáo phái.
B. 3 giáo phái.
C. 4 giáo phái.
D. 5 giáo phái.
Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, giai cấp tư sản Tây Âu muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội Thiên Chúa, vì
A. giai cấp tư sản muốn củng cố chế độ phong kiến.
B. giai cấp tư sản có địa vị và đặc quyền chính trị lớn.
C. Giáo hội là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến.
D. Giáo hội không cho phép việc mua bán “thẻ miễn tội”.
Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn đến việc Ki-tô giáo bị chia thành hai giáo phái là
A. Thiên Chúa giáo và Cơ đốc giáo.
B. Hồi giáo và đạo Tin Lành.
C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
D. Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành.
Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự bất ổn trong xã hội Tây Âu thế kỉ XVI - XVII?
A. Triều đình châu Âu tài trợ cho các cuộc phát kiến địa lí.
B. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng.
C. Các thế lực bảo thủ đàn áp những người theo Tân giáo.
D. Giai cấp tư sản phát động cuộc đấu tranh vũ trang chống Giáo hội.
Những đại diện tiêu biểu của phong trào cải cách tôn giáo là
A. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
B. Lê-ô-na đơ Vanh-xi và Giăng Can-vanh.
C. Xanh-xi-mông và Phu-ri-ê.
D. Rút-xô và Vôn-te.
Nội dung nào không phải là quan điểm của các nhà cải cách tôn giáo ở Tây Âu (cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVI)?
A. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội.
B. Ủng hộ Giáo hội tự do buôn bán “thẻ miễn tội”.
C. Chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh.
D. Xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524 là gì?
A. Các thế lực bảo thủ đàn áp Tân giáo, gây bất ổn trong xã hội.
B. Quý tộc phong kiến liên kết với nông dân để chống lại Giáo hội.
C. Giáo hội phủ nhận những tư tưởng tiến bộ, cản trở sự phát triển xã hội.
D. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng.
Tôn giáo của những người theo Tân giáo được gọi là
A. Cựu giáo
B. Đạo Tin Lành.
C. Đạo Cơ Đốc.
D. Thiên Chúa giáo.
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng quan điểm của các nhà cải cách tôn giáo ở Tây Âu?
A. Đề cao vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng.
B. Chủ trương xây dựng giáo đường lớn, xa hoa.
C. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội.
D. Ủng hộ Giáo hội bán “thẻ miễn tội”.
Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu là
A. Đại cách mạng Pháp.
B. Chiến tranh nông dân ở Đức.
C. Phong trào “Thập tự chinh”.
D. Chiến tranh nông dân ở Thụy Sỹ.
“Một tôn giáo tiện lợi, phù hợp với giai cấp tư sản, được thể hiện rất rõ trong cách bài trí nhà thờ Tin Lành: không có tranh ảnh, tượng thờ, ghế ngồi bằng gỗ cứng. Thậm chí, bên cạnh bục giảng của mục sư còn treo chiếc đồng hồ cát để đếm thời gian thuyết giảng”. Tư liệu đã đề cập đến nội dung nào của cải cách tôn giáo?
A. Phủ nhận vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng.
B. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
C. Không thờ tranh tượng, xây dựng một tôn giáo, đơn giản và tiết kiệm.
D. Đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh con người sẽ được cứu rỗi.