Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 10 (có đáp án): Các nước Tây Âu
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu đã làm gì?
A. Tiến hành cải cách nền kinh tế.
B. Nhận viện trợ từ Mĩ.
C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.
D. Trở lại xâm lược thuộc địa.
“Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì?
A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”.
B. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”.
C. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”.
D. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”.
Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu.
B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ.
Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì?
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm đóng lãnh thổ nước Đức?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.
B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.
C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.
Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu Âu:
A. ổn định và có điều kiện phát triển.
B. có sự đối đầu gay gắt giữa các nước.
C. trở nên căng thẳng.
D. có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Đức vươn lên đứng thứ mấy trong thế giới tư bản?
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào?
A. Cộng đồng châu Âu.
B. Cộng đồng than - thép châu Âu.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?
A. Tạo ra một thị trường chung để xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa 6 nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản...
B. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản.
C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
D. Phát hành đồng tiền chung.
Họp hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành:
A. Cộng đồng châu Âu.
B. Cộng đồng than - thép châu Âu.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu?
A. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây châu Âu
B. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây bán cầu
C. Dùng để chỉ về sự khác biệt kinh tế- chính trị với Đông Âu
D. Dùng để chỉ các quốc gia thân Mĩ
Tại sao Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?
A. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá nước Đức.
B. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.
C. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
D. Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực
Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:
A. Xuất phát điểm
B. Mức độ liên kết
C. Nguyên tắc hội nhập
D. Quy mô
Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?
A. Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp
B. Anh rời khỏi EU
C. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu
D. Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu
Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?
A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu
B. Cộng đồng than, thép châu Âu
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu
D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu