Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10: (có đáp án) Các nước Tây Âu (Phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?

A. Hoàn toàn kiệt quệ

B. Phát triển mạnh mẽ

C. Phát triển không ổn định

D. Phát triển chậm

Câu 2:

Để nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

ATiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.

BKhông được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu, giữ nguyên những người cộng sản trong chính phủ.

DĐảm bảo các quyền tự do cho người lao động, giữ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.

Câu 3:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?

AĐa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.

BTìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3.

C. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa của mình trước đây.

DỦng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.

Câu 4:

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?

AChống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

BChống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu

CChống lại Liên Xô và Trung Quốc

DChống lại phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản

Câu 5:

Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

ABức tường Béc-lin sụp đổ

BNước Đức tái thống nhất

CHai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau

DHai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau

Câu 6:

Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?

ASự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc

BSự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực

CMở rộng hoạt động thương mại với các nước châu Á

D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV

Câu 7:

Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

AHiệp ước Rôma

BHiệp ước Maxtrích

CĐịnh ước Henxinki

DHiệp ước Lisbon

Câu 8:

Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích gì?

AHình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản

BCạnh tranh với khối SEV

CNâng cao vị thế của Tây Âu trên trường quốc tế

DCạnh tranh với Mĩ

Câu 9:

Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?

ALiên minh châu Âu (EU)

BHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

CLiên hợp quốc

DCộng đồng châu Âu (EC)

Câu 10:

Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?

AHy Lạp

BĐức

CThổ Nhĩ Kì

DÁo

Câu 11:

Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì?

ALiên minh quân sự - chính trị.

BLiên minh giáo dục, văn hóa, y tế.

CLiên minh về khoa học - kỹ thuật.

DLiên minh kinh tế - chính trị.

Câu 12:

Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?

AĐược đền bù chiến phí từ các nước bại trận.

BTinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.

CĐược sự giúp đỡ từ Liên Xô.

DSự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.

Câu 13:

Thành công của Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

AXóa bỏ được tình trạng nhập siêu.

BKhai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.

CCơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

DTây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

Câu 14:

Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

ACủng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.

B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.

CChạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

DCủng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Câu 15:

Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

ASự tương đồng về kinh tế- văn hóa

BTác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật

CNhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ

DGiải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa