Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 14 (có đáp án): Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nguyên nhân thúc đẩy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì?
A. Chuẩn bị cho chiến tranh thế giới.
B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra.
C. Phát triển thuộc địa.
D. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp.
Tư bản Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Giao thông vận tải.
D. Khai mỏ.
Tại sao tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than?
A. Cao su và than có giá trị cao.
B. Việt Nam nhiều cao su và than.
C. Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.
D. Cao su và than dễ khai thác.
Trong chính sách thương nghiệp, vì sao thực dân Pháp đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam?
A. Tạo sự canh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B. Không cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
C. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
D. Muốn độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.
B. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, không phát triển.
C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp.
Vì sao tư bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải?
A. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam.
B. Để đáp ứng việc chuyên chở hàng hóa.
C. Để phục vụ nhu cầu đi lại của tư bản Pháp.
D. Phát triển ngành dịch vụ vận tải.
Thủ đoạn thâm độc nhất về chính trị của thực dân Pháp để nô dịch lâu dài nhân dân ta là gì?
A. Thực hiện chích sách “chia để trị”
B. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.
C. Cấu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.
D. Tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân.
Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân?
A. Giai cấp tiểu tư sản.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp nông dân.
D. Giai cấp công nhân.
Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp nào?
A. Giai cấp tiểu tư sản.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp nông dân.
D. Giai cấp công nhân.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản Pháp và tư sản dân tộc.
Mâu thuẫn chủ yếu tồn tại trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản với địa chủ.
Hình thức kinh doanh đồn điền cao su của Pháp từng được nhắc đến trong tác phẩm văn học nào của Nam Cao?
A. Đôi mắt.
B. Chí Phèo.
C. Mất cái ví.
D. Lão Hạc.
Giai cấp phải chịu ba tầng áp bức bóc lột sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là:
A. Tư sản dân tộc
B. Giai cấp nông dân
C. Tiểu tư sản
D. Giai cấp địa chủ
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, ngân hàng nào đại diện cho thế lực tư bản tài chính Pháp ở Việt Nam?
A. Ngân hàng quốc gia Pháp
B. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
C. Ngân hàng tư bản Pháp
D. Ngân hàng Đông Dương