Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 14 (có đáp án) Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (Phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Số vốn đầu tư của thực dân Pháp vào Đông Dương trong chương trình khai thác lần thứ hai từ (1924 - 1929) đã
A. tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh
B. giảm so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
C. không thay đổi so với thời kì trước chiến tranh
D. tập trung vào các ngành kinh tế nhà nước quản lí
Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 - 1929?
A. Đồn điền trồng lúa.
B. Đồn điền trồng cao su.
C. Đồn điền trồng chè.
D. Đồn điền trồng cà phê.
Thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Việt Nam?
A. Thực hiện chính sách “chia để trị”.
B. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
C. Dung dưỡng bộ phận đại địa chủ.
D. Nới lỏng một số quyền tự do, dân chủ.
Bộ phận nào của giai cấp địa chủ có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?
A. Đại địa chủ
B. Trung địa chủ
C. Tiểu địa chủ
D. Trung, tiểu địa chủ
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?
A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là:
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tiểu tư sản.
D. Tư sản dân tộc.
Giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp công nhân.
D. Tầng lớp tiểu tư sản.
Vì sao Pháp triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Việt Nam?
A. Để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam.
B. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc.
C. Để cạnh tranh với các nước tư bản khác.
D. Để biến thị trường Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.
Vì sao thực dân Pháp đánh thuế nặng đối với hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam?
A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
C. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
Số vốn đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919 – 1929) của Pháp ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngành nào?
A. Công nghiệp nhẹ
B. Thương nghiệp
C. Giao thông vận tải
D. Nông nghiệp
Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện các chính sách văn hóa - giáo dục nô dịch ở Việt Nam?
A. Gây ra tâm lý tự ti cho nhân dân Việt Nam
B. Reo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác
C. Đề cao công lao khai hóa của thực dân Pháp
D. Xây dựng nền văn hóa tiến bộ ở Việt Nam
Xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929)?
A. Công nhân, tư sản
B. Tư sản, tiểu tư sản
C. Tiểu tư sản, công nhân, tư sản
D. Tiểu tư sản, công nhân
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp có tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập và vững mạnh.
B. Nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. Nền kinh tế có sự chuyển biến, nhưng chỉ mang tính cục bộ.
D. Nền kinh tế Việt Nam phát triển và cạnh tranh với kinh tế Pháp.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương đều cùng chung mục đích là:
A. Lôi kéo các nước thuộc địa vào chiến tranh đế quốc.
B. Giữ vững quyền thống trị của Pháp ở thuộc địa.
C. Thúc đẩy kinh tế thuộc địa phát triển.
D. Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.