Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 15 (có đáp án) Phong trào cách mạng Việt Nam (Phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp thợ thủ công.

D. Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn.

Câu 2:

Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

A. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh

B. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu

C. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh

D. Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh

Câu 3:

Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

A. Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.

B. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923).

C. Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.

D. Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).

Câu 4:

Năm 1922, công nhân, viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?

A. Tăng lương giảm giờ làm.

B. Đòi tăng lương, đóng bảo hiểm.

C. Chống đánh đập công nhân.

D. Đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.

Câu 5:

Sự kiện nào dưới đây không tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công

B. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)

C. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới

D. Sự ra đời của trật tự Véc xai- Oasinhtơn

Câu 6:

Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 giai cấp tư sản Việt Nam có thái độ chính trị như thế nào?  

A. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.

B. Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với thực dân Pháp.

C. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.

D. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.

Câu 7:

Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc giai đoạn 1919 - 1925 có đặc điểm là:

A. Chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.

B. Tiến hành các cuộc cải cách.

C. Chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.

D. Chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.

Câu 8:

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A. Thành lập Công hội (1920)

B. Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có lương (1923)

C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925)

D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930)

Câu 9:

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.

B. Đòi quyền lợi về chính trị.

C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

D. Để giải phóng dân tộc.

Câu 10:

Ý nào sau đây không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

A. Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú

B. Có sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội

C. Đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau

D. Có sự đoàn kết với quốc tế

Câu 11:

Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản trong những năm 1919-1925 mang tính chất gì?

A. Dân tộc công khai

B. Giải phóng dân tộc

C. Dân tộc dân chủ công khai

D. Dân chủ nhân dân

Câu 12:

Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Do khuynh hướng vô sản chưa chiếm ưu thế

B. Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ

C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa ra đời

D. Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

Câu 13:

Nguyên nhân chính nào dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam sau khai thác thuộc địa

B. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười

C. Sự du nhập của tư tưởng tư sản và vô sản

D. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc ở Việt Nam