Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 15 (có đáp án): Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới I

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Những sự kiện nào trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động sâu sắc nhất tới cách mạng Việt Nam?

A. Thành công của Cánh mạng tháng Mười Nga (1917) và sự thành lập Quốc tế cộng sản (2/1919).

B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.

C. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước châu Âu.

D. Hội nghị Véc-xai.

Câu 2:

Giai cấp tư sản dân tộc có những hoạt động gì trong những năm 1919 – 1926?

A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.

B. Lập Đảng Thanh niên, dùng báo chí bênh vực quyền lợi của mình.

C. Không thỏa hiệp với thực dân Pháp.

D. “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”, chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì.

Câu 3:

Sự kiện nào được ví như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).

B. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).

C. Phong trào đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).

D. Khởi nghĩa Yên Bái ( 2/1930).

Câu 4:

Đảng Lập hiến là tổ chức của giai cấp, tầng lớp nào?

A. Tiểu tư sản trí thức.

B. Tư sản và địa chủ Nam kì.

C. Tư sản dân tộc.

D. Công nhân.

Câu 5:

Các tổ chức Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên do tầng lớp nào lập ra?

A. Tiểu tư sản trí thức.

B. Tư sản và địa chủ Nam kì.

C. Tư sản dân tộc.

D. Công nhân.

Câu 6:

Trong những năm 1919 – 1926, giai cấp tiểu tư sản có những tờ báo tiến bộ nào?

A. Chuông rè, Tin tức, Thanh niên.

B. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.

C. Thanh niên, Chuông rè, An Nam trẻ.

D. Người nhà quê, An Nam trẻ, Thanh niên.

Câu 7:

Sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1924 – 1925 là sự kiện nào?

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).

B. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).

D. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925) và đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).

Câu 8:

Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập tổ chức gì, do ai đứng đầu?

A. Tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn, Tôn Đức Thắng đứng đầu.

B. Đảng Thanh niên, do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

C. Tổ chức Công hội, do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

D. Tổ chức Hội Phục Việt, Tôn Đức Thắng đứng đầu.

Câu 9:

Phong trào công nhân trong những năm 1919 -1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là gì?

A. Đòi quyền lợi kinh tế.

B. Đòi quyền lợi chính trị.

C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

D. Đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 10:

Sự kiện nào dưới đây đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã đi vào con đường đấu tranh có tổ chức?

A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).

B. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).

C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son – Sài Gòn (8/1925).

D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

Câu 11:

Cuộc đấu tranh nào của tầng lớp tiểu tư sản trí thức được ví “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”? 

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện Quảng Châu (Trung Quốc) tháng 6/1924.

B. Cuộc đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu (1925).

C. Phong trào đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).

D. Khởi nghĩa Yên Bái (1930).

Câu 12:

Điểm khác biệt cơ bản của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX so với phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Kết quả

B. Giai cấp lãnh đạo

C. Lực lượng tham gia

D. Đối tượng đấu tranh

Câu 13:

Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào yêu nước dân chủ công khai của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức (1919-1925) là:

A. Thành lập nhà xuất bản Nam đồng thư xã

B. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng

C. Xuất bản báo “Người nhà quê”

D. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh