Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 16 (có đáp án) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (Phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?
A. Hội nghị Véc- xai
B. Hội nghị Oa-sinh-tơn
C. Hội nghị Pa-ri
D. Hội nghị Pốt-xđam
Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào?
A. Đời sống công nhân.
B. Người cùng khổ (Le Paria).
C. Nhân đạo.
D. Sự thật.
Tháng 6-1925, trong phong trào cách mạng Việt Nam đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập
B. Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập
C. Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lập
D. Phong trào Vô sản hóa
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:
A. Báo Thanh niên.
B. Tác phẩm "Đường Kách Mệnh".
C. "Bản án chế độ thực dân Pháp".
D. Báo "Người cùng khổ".
Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?
A. Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
B. Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.
C. Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh.
D. Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân.
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu đã được tập hợp và xuất bản thành tác phẩm nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Con rồng tre
C. Đường Kách Mệnh
D. Vi hành
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản?
A. Gửi đến hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)
B. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
C. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920)
D. Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924)
Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba?
A. Quốc tế thứ ba bênh vực quyền lợi cho các nước thuộc địa.
B. Quốc tế thứ ba giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.
C. Quốc tế thứ ba chỉ ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
D. Quốc tế thứ ba chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?
A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).
C. Đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
Đâu không phải là những vấn đề được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)?
A. Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa
B. Về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa
C. Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở thuộc địa
D. Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa
Những hoạt động nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, lý luận giải phóng dân tộc về nước của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đến quá trình thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam?
A. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị
B. Chuẩn bị về tổ chức
C. Xác lập một con đường cứu nước mới
D. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước
Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1920-1930 là
A. Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam
B. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
C. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
D. Trực tiếp sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam
Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì mới so với Phan Bội Châu?
A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B. Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Tác phẩm văn học được xuất bản năm 1925 do Nguyễn Ái Quốc viết nhằm tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam?
A. Con rồng tre
B. Bản án chế độ thực dân Pháp
C. Vi hành
D. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
Nguyễn Ái Quốc đã gửi văn bản nào dưới đây tới Hội nghị Véc - xai (1919)?
A. Tác phẩm “Đường Kách mệnh”.
B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. Những bài viết in trên báo “Người cùng khổ”.