Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 2: (có đáp án) Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?

A. Phát triển tương đối ổn định.

B. Phát triển xen lẫn khủng hoảng.

C. Phát triển chậm.

D. Trì trệ, khủng hoảng.

Câu 2:

Tháng 3-1985, ở Liên Xô đã diễn ra sự kiện gì quan trọng?

A. Goóc-ba-chốp lên làm tổng thống Liên Xô

B. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản và tiến hành cải tổ

C. Các nước cộng hòa tuyên bố ly khai khỏi Liên bang Xô Viết

D. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

Câu 3:

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu được thực hiện từ năm 1985 nhằm mục đích gì?

A.   Tăng cường quyền lực cho Đảng Cộng sản.

B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng ý nghĩa nhân văn tích cực của nó.

C. Đưa đất nước phát triển nhanh chóng về mọi mặt.

D. Củng cố sự vững mạnh của phe xã hội chủ nghĩa.

Câu 4:

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế

B. Chính trị- xã hội

C. Văn hóa- giáo dục

D. Quân sự

Câu 5:

Trước những khó khăn về kinh tế, những cải tổ về chính trị - xã hội lại được đẩy mạnh như thực hiện chế độ

A. đại nghị.

B. quân chủ.

C. tổng thống.

D. dân chủ.

Câu 6:

Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

A. Nhà nước Liên Xô bị tê liệt.

B. Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.

D. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.

Câu 7:

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?

A. Tập trung phát triển kinh tế

B. Cải tổ về chế độ chính trị

C. Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội

D. Hạn chế chạy đua vũ trang

Câu 8:

Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?

A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

B. Nhà nước Liên bang tê liệt

C. Các nước cộng hòa đòi ly khai

D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Câu 9:

Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể?

A. Do “khép kín” trong hoạt động.

B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu.

C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.

D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Câu 10:

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

A. Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.

B. Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới.

C. Là thành quả đấu tranh kiên cường, bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới.

D. Không có tác động gì.

Câu 11:

Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

B. Đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.

C. Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.

D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.

Câu 12:

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng nào?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Tập thể hóa nông nghiệp.

C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.

D. Rập khuôn máy móc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô.