Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 29 (có đáp án): Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng nào?
A. Quân đội Mĩ, quân đội đồng minh và quân đội Sài Gòn.
B. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh.
D. Quân đội Sài Gòn và quân đội đồng minh.
Địa danh nào được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ?
A. Bình Giã.
B. Vạn Tường.
C. Chu Lai.
D. Ba Gia.
Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được thể hiện ở chỗ nào?
A. Quân Mĩ không ngừng tăng lên về số lượng.
B. Quân Mĩ vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn.
C. Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến.
D. Tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc.
Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968)?
A. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh và 4 đô thị.
B. Tiến công vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn.
C. Tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.
D. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968 tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?
A. Trận Vạn Trường (18/8/1965).
B. Chiến thắng mùa khô (1965-1966).
C. Chiến thắng mùa khô (1966-1967).
D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968).
Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pa-ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì?
A. Đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”.
B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.
D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”.
Trong các điều khoản của Hiệp đinh Pari, điều khoản nào tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng miền Nam?
A. Mĩ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
C. Mĩ cam kết góp phần vào việt hàn gắn chiến tranh Việt Nam và Đông Dương.
D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Nguyên nhân trực tiếp nào khiến Mĩ buộc phải kí vào hiệp định Pari (27/1/1973)?
A. Do dư luận thế giới đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
B. Do đòi hỏi của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
C. Do Mĩ không còn đủ sức can thiệp vào chiến tranh Việt Nam.
D. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.
B. Thực hiện cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
C. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
Điểm tương đồng giữa nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?
A. Các nước tham gia hội nghị công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
B. Các bên ngừng bắn để thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. Các nước cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của Uỷ ban quốc tế.
“Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”. Hai câu thơ trên là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì
A. Tố cộng, diệt cộng
B. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt
C. Dồn dân, lập ấp chiến lược
D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
Phong trào "Đồng khởi" nổ ra tiêu biểu ở tỉnh nào?
A. Long An
B. Bến Tre
C. Tiền Giang
D. Tây Ninh