Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 7: (có đáp án) Các nước Mĩ La – tinh ( phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các nước Mĩ La-tinh nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Mĩ?

A. Bắc Mĩ

B. Bắc và Nam Mĩ

C. Trung và Nam Mĩ

D. Nam Mĩ

Câu 2:

Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ La-tinh trong những năm 60-80 của thế kỉ XX đã đưa tới kết quả gì?  

A. Nhiều nước Mĩ La-tinh giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha

B. Làm cho các nước Mĩ La-tinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ

C. Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ La-tinh

D. Các nước Mĩ La-tinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp

Câu 3:

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế của các nước Mĩ La-tinh có đặc điểm gì nổi bật?

A. Kinh tế phát triển với tốc độ cao

B. Vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính mới nổi của thế giới

C. Gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp

D. Khủng hoảng trầm trọng

Câu 4:

Ngày 1-1-1959 ở Cu-ba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. 135 thanh niên yêu nước do Phi-đen Cát-xtơ-rô chỉ huy tấn công trại lính Môn-ca-đa

B. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ

C. Chế độ độc tài Ba-ti-xta được thiết lập

D. Cuộc tấn công quân Mĩ ở bờ biển Hi-rôn

Câu 5:

Ai là lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cu-ba (năm 1959)?

A. N. Man-đê-la

B. Phi-đen Cát-xtơ-rô

C. G. Nê-ru

D. M. Gan-đi

Câu 6:

Năm 1961, Phi-đen Cát-xtơ-rô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên

A. chủ nghĩa tư bản.

B. chủ nghĩa xã hội.

C. quân chủ lập hiến.

D. cộng hòa Tổng thống.

Câu 7:

Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy”?  

A. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi

B. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục

C. Cao trào đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ

D. Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú

Câu 8:

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cu-ba lại được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?  

A. Lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ

B. Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ La-tinh ở giai đoạn sau

C. Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cu-ba tiến lên xây dựng CNXH

D. Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập nên chính quyền dân chủ, cổ vũ phong trào đấu tranh ở khu vực phát triển

Câu 9:

Vì sao có thể khẳng định: Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?

A. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với những người trẻ tuổi

B. Bước đầu làm sụp đổ chính quyền Ba-ti-xta

C. Giải phóng được nhiều tù chính trị cho cách mạng Cu-ba

D. Giải phóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cu-ba

Câu 10:

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XIX là:

A. Kẻ thù

B. Phương pháp đấu tranh

C. Lực lượng tham gia

D. Kết quả

Câu 11:

Điểm khác nhau về nhiệm vụ giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh với châu Á và châu Phi ở đầu thế kỉ XX là:

A. Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai

B. Chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ

C. Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân

D. Chống lại bọn đế quốc, thực dân

Câu 12:

Âm mưu biến Mĩ La-tinh thành sân sau và xây dựng chính quyền thân Mĩ ở khu vực này là biểu hiện của  

A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

D. chủ nghĩa đế quốc.