Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8: (có đáp án) Nước Mĩ (Phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

ABị tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.

BPhụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.

CThu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

DNhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.

Câu 2:

Mĩ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời gian nào?

ATừ năm 1945-1975.

BTừ năm 1950-1975.

CTừ năm 1918-1945.

DTừ năm 1945-1950.

Câu 3:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?

AAnh.

BPháp.

CLiên Xô.

DMĩ.

Câu 4:

Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?

ATiến hành cuộc “cách mạng xanh”

BChế tạo ra công cụ sản xuất mới

CĐưa con người lên mặt trăng

DTạo ra cừu Đô-li

Câu 5:

Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

AThực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.

BChống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mĩ hoạt động.

CChống sự nổi l.

DĐối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.

Câu 6:

Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là gì?

ACố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

BTìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa

CThiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á

DNới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ

Câu 7:

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

AKhông bị chiến tranh tàn phá.

BBán vũ khí cho các nước tham chiến.

CTập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

DTiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 8:

Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

ADo sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.

BDo Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.

CDo Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

DDo Mĩ biết tận dụng vốn đầu tư bên ngoài.

Câu 9:

Nguyên nhân nào không đưa đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX?

ASự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.

BKinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

CDo theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

DTác động của chủ nghĩa khủng bố.

Câu 10:

Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?

AChống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

BĐàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

CThiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

DViện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.

Câu 11:

Mĩ đã có hành động gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973?

ATạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.

BCùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.

CKêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.

DPhát động cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước.

Câu 12:

Biểu hiện nào chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp giai đoạn 1945-1973?

ASản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

BCông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

CKinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

DSản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.

Câu 13:

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

ABán vũ khí cho các bên tham chiến.

BTài nguyên thiên nhiên phong phú.

CÁp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

DTập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.