Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 9 (có đáp án): Nhật Bản

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự kiện nào được coi là “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản?

A. Cải cách ruộng đất.

B. Ban hành hiến pháp năm 1946.

C. Chiến tranh Triều Tiên.

D. Chiến tranh Việt Nam.

Câu 2:

Cơ hội mới để nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” là gì?

A. Những cải cách dân chủ.

B. Ban hành hiến pháp năm 1946.

C. Chiến tranh Triều Tiên.

D. Chiến tranh Việt Nam.

Câu 3:

Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa?

A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.

B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.

C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.

D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.

Câu 4:

Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 5:

Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế?

A. Yếu tố con người.

B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế.

C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

D. Các công ty Nhật Bản có sức cạnh tranh cao.

Câu 6:

Nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái từ khi nào?

A. Sau năm 1973.

B. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

C. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 7:

Nhật Bản đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của khoa học – kĩ thuật?

A. Coi trọng nền giáo dục quốc dân, khoa học – kĩ thuật.

B. Mua bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài.

C. Cho người đi học tập ở nước ngoài.

D. Mời những người giỏi về nước làm việc.

Câu 8:

Trong thời gian 1955 – 1993, Đảng nào liên tục cầm quyền ở Nhật Bản?

A. Đảng Cộng sản Nhật Bản.

B. Đảng Dân chủ Xã hội.

C. Đảng Dân chủ Tự do.

D. Đảng Komeito.

Câu 9:

Mục đích của việc Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” là gì?

A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn, kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.

B. Nhật Bản đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ để giảm chi phí quân sự.

C. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.

D. Mĩ giúp Nhật trở thành bá chủ ở khu vực châu Á.

Câu 10:

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, mục tiêu lớn nhất mà Nhật Bản muốn hướng đến là gì?

A. Vươn lên trở thành cường quốc chính trị.

B. Duy trì vị thế siêu cường kinh tế.

C. Vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

D. Giữ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới.

Câu 11:

Để phát triển khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

ACoi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học - kĩ thuật.

BĐi sâu vào các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy móc.

CXây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

DCoi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 12:

Chế độ chính trị của Nhật Bản hiện nay là gì?

AChế độ xã hội chủ nghĩa

BChế độ cộng hòa tổng thống

CChế độ quân chủ lập hiến

DChế độ quân chủ chuyên chế

Câu 13:

Bài học quan trọng nhất mà Việt Nam có thể học tập từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là gì?

ATranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài

BHạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế

CĐầu tư phát triển giáo dục con người

DTăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước