Trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Bài 5 (có đáp án): Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử ghi nhận năm 1960 là
A. Năm châu Phi.
B. Năm châu Phi nổi dậy.
C. Năm châu Phi giải phóng.
D. Năm châu Phi thức tỉnh.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở vùng nào của Châu Phi?
A. Nam Phi.
B. Tây Phi.
C. Bắc Phi.
D. Đông Phi.
Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” vì có
A. 17 nước ở Bắc Phi giành được độc lập.
B. 27 nước Tây và Nam Phi giành được độc lập.
C. 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
D. 37 nước ở châu Phi giành được độc lập.
Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ: ở châu Phỉ cơ bản bị tan rã từ khi nào ?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi.
B. Cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành thắng lợi.
C. Sự thắng lợi của nhân dân Nam Rôdêdia đưa đến sự ra đời của nước Cộng hoà Dimbabuê.
D. Chính quyền Nam Phi phải trao trả độc lập cho NaMibia.
Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập (từ sau năm 1945) là
A. đấu tranh ngoại giao.
B. đấu tranh quân sự
C. đấu tranh chính trị.
D. đấu tranh vũ trang.
Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau.
B. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới.
C. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vô sản.
D. Bùng nổ sớm nhất và phát triển mạnh tại khu vực Nam Phi.
Cuộc nội chiến giữa hai bộ tộc Hutu và Tuxi (1994) diễn ra tại quốc gia nào?
A. Môdămbích.
B. Xômali.
C. Ruanda.
D. Nam Phi.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Sự suy yếu của các đế quốc Anh và Pháp.
B. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta.
C. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về
A. nhiệm vụ đấu tranh chủ yếu.
B. tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục.
C. kết cục của cuộc đấu tranh.
D. mục tiêu đấu tranh chủ yếu.
Tổng thống da đen đầu tiên của nước cộng hòa Nam Phi là
A. Xucácnô.
B. Phiđen Cátxtơrô.
C. Nenxơn Manđêla.
D. Ápđen Cađe.
Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh”?
A. Cuba.
B. Braxin.
C. Mêhicô.
D. Áchentina.
Nước Cộng hòa Cuba được thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh chống lại
A. chế độ thực dân kiểu cũ của Mĩ.
B. chế độ độc tài thân Mĩ.
C. chế độ phân biệt chủng tộc.
D. chủ nghĩa li khai thân Mĩ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với vai trò lãnh đạo của Nenxơn Manđêla?
A. Namibia tuyên bố độc lập.
B. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ.
D. Cách mạng Ănggôla và Môdămbích thành công.
Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ Latinh lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của
A. Đức.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Mĩ.
Trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nào được ví như “Lục địa mới trỗi dậy”?
A. Đông Nam Á.
B. Mĩ Latinh.
C. Châu Phi.
D. Châu Á.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với vai trò lãnh đạo của Phiđen Catxtơrô?
A. Nhân dân Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ.
B. Tổ chức Liên minh vì tiến bộ được thành lập.
C. Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính Ai Cập.
D. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri.
Tháng 3/1996, Mĩ chính thức thông qua đạo luật Helms-Burton nhằm duy trì chính sách cấm vận đối với quốc gia nào dưới đây?
A. Áchentina.
B. Panama.
C. Cuba.
D. Braxin.
OAU là tên viết tắt của tổ chức nào dưới đây?
A. Tổ chức thống nhất châu Phi.
B. Liên minh châu Phi.
C. Liên minh châu Âu.
D. Liên minh vì tiến bộ.
AU là tên viết tắt của tổ chức nào dưới đây?
A. Liên minh châu Phi.
B. Tổ chức thống nhất châu Phi.
C. Liên minh vì tiến bộ.
D. Cộng đồng kinh tế châu Phi.
Nenxơn Manđêla là Tổng thống người da đen đầu tiên của
A. Cộng hòa Trung Phi.
B. Cộng hòa Cônggô.
C. Bờ Biển Ngà.
D. Cộng hòa Nam Phi.
Ngày 18/4/1980, nhân dân Nam Rôđêdia tuyên bố thành lập nước
A. Dimbabuê.
B. Namibia.
C. Tuynidi.
D. Marốc.
Từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay
A. đế quốc Mĩ và thực dân Pháp.
B. thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. thực dân Pháp và Hà Lan.
D. thực dân Anh và đế quốc Mĩ.
Mĩ lôi kéo các nước Mĩ Latinh tham gia vào tổ chức Liên minh vì tiến bộ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của
A. cách mạng Mêhicô.
B. cách mạng Êcuađo.
C. cách mạng Cuba.
D. cách mạng Hamaica.
Cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cuba được mở đầu bởi sự kiện nào?
A. Tổ chức cách mạng mang tên “Phong trào 26/7” được thành lập.
B. Phiđen Cátxtơrô cùng đồng đội mở cuộc đổ bộ lên tỉnh Ôrientê.
C. Cuộc tấn công trại lính Môncađa của 137 thanh niên Cuba yêu nước.
D. Lực lượng cách mạng Cu-ba tấn công, đánh chiếm thủ đô Lahabana.
Cho các dữ kiện sau:
1) Tướng Batixta tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ độc tài “thân Mĩ” ở Cuba.
2) Quân dân Cuba đánh tan đội quân 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ ở bãi biển Hirôn.
3) Chính phủ độc tài Batixta bị lật đổ.
4) Cuộc tấn công pháo đài Môncađa của 135 thanh niên yêu nước dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.
5) Phiđen Catxtơrô cùng các đồng đội trở về Cuba trên con tàu “Granma” và mở đổ bộ lên tỉnh Ôrientê
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo trình tự tiến trình của cách mạng Cuba.
A. 1, 4, 5, 3, 2.
B. 1, 4, 5, 2, 3.
C. 2, 3, 5, 4, 1.
D. 1, 3, 5, 4, 2.
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
C. thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
D. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến khu vực này được mệnh danh là
A. “Lục địa thức tỉnh”.
B. “Lục địa mới trỗi dậy”.
C. “Lục địa bùng cháy”.
D. “Lục địa đen”.
Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trên thế giới.
B. Sau khi độc lập các nước tích cực tham gia đời sống chính trị thế giới.
C. Dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D. Góp phần làm xói mòn trật tự thế giới hai cực Ianta.
Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh thế giới kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị đánh bại.
B. Các nước Á - Phi - Mĩ Latinh tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế.
C. Các nước thực dân, đế quốc (trừ Mĩ) thiệt hại nặng nề, lâm vào khủng hoảng.
D. Sự trưởng thành của các lực lượng giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mĩ Latinh.
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.
B. đã góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
D. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Năm 1960, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi giành được thắng lợi nào sau đây?
A. 17 nước được trao trả độc lập.
B. Tất cả các nước châu Phi giành được độc lập.
C. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ.
Thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tác động như thế nào đến sự phát triển của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây.
B. Từng bước làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
C. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. Buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh lạnh với Liên Xô.