Trắc nghiệm Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân có đáp án ( Nhận biết )

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Bản chất lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là:

A. Lực tĩnh điện 

B. Lực hấp dẫn 

C. Lực điện từ 

D. Lực tương tác mạnh 

Câu 2:

Lực liên kết giữa các nuclon trong hạt nhân có bản chất là:

A. Lực hấp dẫn 

B. Lực Lo-ren-xơ 

C. Lực tĩnh điện 

D. Lực tương tác mạnh 

Câu 3:

Phạm vi của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là bao nhiêu? 

A. 10-13cm

B. 10-8cm

C. 10-10cm

D. Vô hạn

Câu 4:

Độ hụt khối của hạt nhân được xác định bằng biểu thức:

A. Δm=Zmn+A-Zmp-mX

B. Δm=mX-Zmp+A-Zmn

C. Δm=Zmp+A-Zmn+mX

D. Δm=Zmp+A-Zmn-mX

Câu 5:

Năng lượng liên kết là

A. Toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ 

B. Năng lượng tỏa ra khi các nuclon liên kết với nhau tạo thành hạt nhân 

C. Năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclon 

D. Năng lượng liên kết các eclectron và hạt nhân nguyên tử 

Câu 6:

Khi nói về lực hạt nhân, câu nào sau đây là không đúng?

A. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các proton với proton trong hạt nhân 

B. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các proton với nơtron trong hạt nhân 

C. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nơtron với nơtron trong hạt nhân. 

D. Lực hạt nhân chính là lực điện, tuân theo định luật Culông

Câu 7:

Mức độ bền vững của một hạt nhân tùy thuộc vào:

A. Năng lượng liên kết của hạt nhân 

B. Số nuclon 

C. Năng lượng liên kết riêng 

D. Số khối 

Câu 8:

Để so sánh độ bền vững của hai hạt nhân ta dựa vào

A. năng lượng liên kết hạt nhân.   

B. độ hụt khối hạt nhân.  

C. năng lượng liên kết riêng hạt nhân. 

D. số khối của hạt nhân. 

Câu 9:

Hạt nhân càng bền vững khi có

A. Số nuclon càng nhỏ 

B. Số nuclon càng lớn 

C. Năng lượng liên kết càng lớn 

D. Năng lượng liên kết riêng càng lớn 

Câu 10:

Năng lượng liên kết riêng được xác định bằng biểu thức nào dưới đây:

A. ε=WlkA

B. ε=AWlk

C. ε=WlkA

D. ε=Wlk

Câu 11:

Trong các hạt nhân: H24e;L37i;F2656e;U92235. Hạt nhân bền vững nhất là:

A. U92235

B. F2656e

C.L37i

D. H24e

Câu 12:

Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn:

A. Năng lượng 

B. Động lượng 

C. Khối lượng 

D. Điện tích

Câu 13:

Chọn phát biểu SAI về phản ứng hạt nhân thu năng lượng

A. Tổng khối lượng của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn so với trước phản ứng

B. Tổng độ hụt khối của các hạt nhân sau phản ứng nhỏ hơn so với trước phản ứng

C. Các hạt nhân sau phản ứng bền vững hơn so với trước phản ứng 

D. Không thể tự xảy ra và phải cung cấp năng lượng cho phản ứng 

Câu 14:

Thông tin nào sau đây là sai khi nói về các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân?

A. Tổng số hạt nuclon của hạt tương tác bằng tổng số nuclon của các hạt sản phẩm

B. Tổng số các hạt proton của hạt tương tác bằng tổng các hạt proton của các hạt sản phẩm 

C. Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm 

D. Tổng các vectơ động lượng của các hạt tương tác bằng tổng các vectơ động lượng của các hạt sản phẩm. 

Câu 15:

Trong phản ứng hạt nhân điều nào sau đây không đúng?

A. Số nuclon được bảo toàn        

B. Năng lượng được bảo toàn 

C. Điện tích được bảo toàn  

D. Số proton được bảo toàn