Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 2 (có đáp án): Lai một cặp tính trạng (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong trường hợp trội hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:

A.   3 : 1

B.   1 : 1

C.   1 : 2 : 1

D.   1 : 1 :1 :1

Câu 2:

Khi cho hai cây cà chua thuần chủng: quả đỏ x quả vàng. F1 thu được toàn quả đỏ. Cho F1 tự thụ thì F2 thu được:

A.   Toàn quả đỏ.

B.   Toàn quả vàng

C.   1 quả đỏ : 1 quả vàng.

D.   3 quả đỏ :1 quả vàng.

Câu 3:

Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình trội trong trường hợp tính trội hoàn toàn là:

A.   AA và aa      

B. Aa và aa         

C. AA và Aa        

D.   AA, Aa và aa

Câu 4:

Kiểu gen dưới đây tạo ra một loại giao tử là:

A. AA và aa 

B.   Aa và aa

C.   AA và Aa   

D.   AA, Aa và aa

Câu 5:

Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:

A.   AA và aa    

B. Aa   

C.   AA và Aa 

D.   AA, Aa và aa

Câu 6:

Cho biết cây đậu Hà lan A: thân cao; a: thân thấp. Kiểu gen biểu hiện kiểu hình cho thân cao là:

A.   AA và Aa

B.   AA và aa  

C.   Aa và aa

D.   AA, Aa và aa

Câu 7:

Thể đồng hợp là cá thể mang cặp gen gồm:

A.   2 gen trội lặn 

B.   2 gen tương ứng

C.   2 gen tương ứng giống nhau

D.   2 gen tương ứng khác nhau

Câu 8:

Phép lai dưới đây tạo ra ở con lai F1 có hai kiểu hình nếu tính trội hoàn toàn là:

A.   P: AA × AA   

B.   P: aa × aa   

C.   P: AA × Aa

D.   P: Aa × aa

Câu 9:

Phép lai nào sau đây cho biết kết quả ở con lai không đồng tính là:

A.   P: BB × bb

B.   P:BB × BB      

C.   P: Bb × bb

D.   P: bb × bb

Câu 10:

Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n): Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu, có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là:

A.   Đều có kiểu NN

B.   Đều có kiểu Nn

C.   Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại

D.   Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại

Câu 11:

Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n): Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu sinh con trai mắt nâu, bố mẹ có kiểu gen:

A.   Đều có gen NN

B.   Đều có gen Nn

C.   Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại

D.   Tất cả đều đúng

Câu 12:

Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n): Bố mắt nâu, mẹ mắt xanh, sinh con mắt nâu, bố mẹ có kiểu gen:

A. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn

B.   Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn

C.   Bố mẹ đều có kiểu gen Nn

D.   A, B đúng

Câu 13:

Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 con lông ngắn không thuần chủng lai với nhau, kết quả ở F1 như thế nào?

A.   Toàn lông dài.

B.   3 lông ngắn : 1 lông dài.

C.   1 lông ngắn : 1 lông dài.

D. Toàn lông ngắn.

Câu 14:

Bệnh bạch tạng do một gen lặn qui định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là:

A.   25%

B.   50%

C.   75%

D.   100%

Câu 15:

Ở đậu Hà Lan quả màu lục là trội hoàn toàn số với quả màu vàng. Cho lai giống đậu Hà Lan quả màu lục (dị hợp từ) với giống đậu Hà Lan quả màu vàng. Kết quả F1 thu được có kiểu hình là:

A.   Toàn quả màu lục

B.   1 quả lục : 1 quả vàng

C.   3 quả màu lục: 1 quả vàng

D.   3 quả vàng: 1 quả lục

Câu 16:

Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm × thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?

A.   AA × AA.

B.   AA × Aa.

C.   Aa × Aa.

D.   Aa × aa.

Câu 17:

Phép lai nào trong các phép lai sau đây cho tỉ lệ phân tính là 1 : 1 ?

A.   Aa × aa

B.   AA × Aa

C.   Aa × Aa

D.   AA × aa

Câu 18:

Ở loài hoa, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép như sau:

P: Thân đỏ thẫm × Thân xanh lục 

F1: 105 thân đỏ thẫm : 99 thân xanh lục 

Kiểu gen của P trong phép lai trên là:

A.   P : AA × AA

B. P : AA × Aa 

C.   P : Aa × aa 

D.   P : Aa × Aa

Câu 19:

Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 1:1 trong trường hợp tính trội hoàn toàn là:

A.   SS  x SS

B.   Ss x SS

C.   SS x ss 

D.   Ss x ss

Câu 20:

Ở cà chua, gen A qui định thân đỏ thẫm, gen a qui định thân xanh lục. Kết quả của phép lai như sau: P: Thân đỏ thẫm x Thân xanh lục; F1: 49,9% thân đỏ thẫm, 50,1% thân xanh lục. Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào?

A.   P = AA x AA  

B.   P = Aa x AA

C.   P = Aa x Aa 

D.   P = Aa x aa

Câu 21:

Tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội 1 lặn xuất hiện trong phép lai nào sau đây?

A.   AA x aa.

B.   Aa x AA.

C.   Aa x Aa

D. Aa x aa.

Câu 22:

Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm → F1: 151 cây thân đỏ thẫm : 49 cây thân xanh lục.

P sẽ có kiểu gen là:

A.   P: Aa x Aa 

B. P: Aa x aa 

C.   P: AA x Aa

D.   P: AA x aa

Câu 23:

Ở băp, tính trạng thân cao (gen A) trội hoàn toàn số với tính trang thân thấp (gen a). Khi cho cây có thân cao chưa biết kiểu gen giao phấn với cây có thân thấp thu được F1 có 128 cây thân cao và 130 cây thân thấp. Kiểu gen của p là:

A.   Aa (thân cao) x aa (thân thấp)

B.   Aa (thân cao) x Aa (thân cao)

C. AA (thân cao) x aa (thân thấp)

D.   Aa (thân cao) x Aa (thân cao)

Câu 24:

Ở lúa tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn số với tính trạng thán thấp (a). Nêu ở đời con có tỉ lệ 50% thân cao : 50% thân thấp thì bố mẹ có kiểu gen là

A.   P: AA x aa;

B.   P: Aa x Aa;

C.   P: Aa x aa;

D.   P: aa x aa.