Trắc nghiệm Sinh Học 6 Bài 25: Biến dạng của lá

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì ?

A. Giúp đào thải muối dư thừa quá gái ra ngoài cơ thể

B. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng

C. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại

D. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn

Câu 2:

Cây nào dưới đây có dạng lá bắt mồi ?

A. Nắp ấm      

B. Cà chua

C. Rong đuôi chó     

D. Rau dền

Câu 3:

Lá vảy được tìm thấy ở loại củ nào dưới đây ?

A. Lạc  

B. Dong ta

C. Khoai tây      

D. Khoai lang

Câu 4:

Lá vảy của củ hoàng tinh có màu

A. hồng phấn.      

B. tím than.

C. trắng ngà. 

D. vàng nâu.

Câu 5:

Củ riềng lá biến thành vẩy là vì

A. Cung cấp dinh dưỡng cho thân

B. Để lấy nước và khoáng

C. Bảo vệ và che chở cho chồi của thân rễ

D. Cả a và c

Câu 6:

Củ nào dưới đây thực chất được tạo thành do sự phình to của bẹ lá ?

A. Củ đậu    

B. Củ hành

C. Củ su hào 

D. Củ chuối

Câu 7:

Ở đậu Hà Lan tồn tại loại lá biến dạng nào ?

A. Lá biến thành gai

B. Lá biến thành tay móc

C. Lá biến thành tua cuốn

D. Lá phình to chứa chất dự trữ

Câu 8:

Tua móc ở cây mây có vai trò chính là gì ?

A. Là nơi thải các chất dư thừa ra khỏi cây

B. Giúp cây bắt mồi

C. Giúp cây bám vào giá thể để leo lên

D. Là nơi dự trữ chất dinh dưỡng

Câu 9:

Nhóm nào dưới đây gồm những cây có lá biến dạng ?

A. Mây, mướp, hành tây, bèo đất

B. Gừng, cam, chuối, hồng xiêm

C. Mướp đắng, su su, diếp cá, húng chanh

D. Tía tô, roi, ổi, sim