Trắc nghiệm Sinh Học 7 Bài 13: (có đáp án) Giun đũa (phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Trứng giun đũa theo …(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây.
A. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.
B. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.
C. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.
D. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già.
Số lượng trứng mà giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng
A. 2000 trứng.
B. 20000 trứng.
C. 200000 trứng.
D. 2000000 trứng.
Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hóa, làm cơ thể suy nhược.
B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.
D. Cả A và B đều đúng.
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Trứng giun đũa theo …(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây.
A. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.
B. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.
C. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.
D. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già.
Phát biểu nào sau đây về giun đũa là đúng ?
A. Có lỗ hậu môn.
B. Tuyến sinh dục kém phát triển.
C. Cơ thể dẹp hình lá.
D. Sống tự do.
Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể
D. Cả A, B, C đều đúng.
Giun đũa sống kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người?
A. Ruột non
B. Ruột già
C. Gan
D. Tá tràng
Giun đũa di chuyển nhờ
A. Cơ dọc
B. Chun giãn cơ thể
C. Cong và duỗi cơ thể
D. Cả A, B và C
Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ dọc kém phát triển.
B. Không có cơ vòng.
C. Giác bám tiêu giảm.
D. Đầu nhọn
Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ con người?
A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.
B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.
D. Cả A và B đều đúng
Giun đũa loại các chất thải qua
A. Huyệt
B. Miệng
C. Bề mặt da
D. Hậu môn
Cơ quan sinh dục của giun đũa đực gồm
A. 1 ống
B. 2 ống
C. 3 ống
D. 4 ống
Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?
A. Đường tiêu hoá.
B. Đường hô hấp.
C. Đường bài tiết nước tiểu.
D . Đường sinh dục
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: Trứng giun đũa theo …(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây
A. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.
B. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.
C. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.
D. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già
Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là
A. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.
B. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.
C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.
D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ