Trắc nghiệm Sinh Học 7 Bài 25: (có đáp án) Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện (phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới ?

A. Đôi chân xúc giác.

B. Bốn đôi chân bò.

C. Các núm tuyến tơ.

D. Đôi kìm.

Câu 2:

Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng ?

A. Các núm tuyến tơ.

B. Các đôi chân bò.

C. Đôi kìm.

D. Đôi chân xúc giác.

Câu 3:

Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện ?

A. Cua nhện.

B. Ve bò

C. Bọ ngựa

D. Ve sầu

Câu 4:

Cơ thể của nhện được chia thành

A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.

B. 2 phần là phần đầu và phần bụng

C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.

D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng

Câu 5:

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : Ở phần bụng của nhện, phía trước là …(1)…, ở giữa là …(2)… lỗ sinh dục và phía sau là …(3)….

A. (1) : một khe thở ; (2) : hai ; (3) : các núm tuyến tơ

B. (1) : đôi khe thở ; (2) : một ; (3) : các núm tuyến tơ

C. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : hai ; (3) : một khe thở

D. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : một ; (3) : đôi khe thở

Câu 6:

Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới ?

A. Đôi chân xúc giác.

B. Bốn đôi chân bò.

C. Các núm tuyến tơ.

D. Đôi kìm

Câu 7:

Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8:

Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng ?

A. Các núm tuyến tơ.

B. Các đôi chân bò.

C. Đôi kìm.

D. Đôi chân xúc giác

Câu 9:

Ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào có chức năng bắt mồi tự vệ ?

A. Bốn đôi chân bò dài.

B. Núm tuyến tơ.

C. Đôi kìm có tuyến độc.

D. Đôi chân xúc giác.

Câu 10:

Nhện có đặc điểm gì giống tôm đồng ?

A. Không có râu, có 8 chân.

B. Thở bằng phổi và khí quản.

C. Chân có đốt.

D. Thụ tinh trong

Câu 11:

Thức ăn của nhện là?

A. Thực vật.

B. Sâu bọ

C. Vụn hữu cơ.

D. Mùn đất

Câu 12:

Nhện bắt mồi theo cách nào?

A. Chăng tơ.

B. Ăn thụ động.

C. Đuổi bắt.

D. Tất cả đều sai

Câu 13:

Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau :

(1): Chăng tơ phóng xạ.

(2): Chăng các tơ vòng.

(3): Chăng bộ khung lưới.

 Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí

A. (3) → (1) → (2).

B. (3) → (2) → (1).

C. (1) → (3) → (2).

D. (2) → (3) → (1).

Câu 14:

Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác:

(1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.

(2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.

(3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc.

(4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.

A. (3) → (2) → (1) → (4).

B. (2) → (4) → (1) → (3).

C. (3) → (1) → (4) → (2).

D. (2) → (4) → (3) → (1).

Câu 15:

Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện?

A. Cua nhện.

B. Ve bò.

C. Bọ ngựa.

D. Ve sầu

Câu 16:

Động vật nào dưới đây kí sinh trên da người?

A. Nhện

B. Ve bò.

C. Cái ghẻ

D. Ve sầu

Câu 17:

Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người ?

A. Ve bò.

B. Nhện nhà. 

C. Bọ cạp

D. Cái ghẻ