Trắc nghiệm Sinh Học 9 Bài 35 (có đáp án) : Ưu thế lai

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ưu thế lai là hiện tượng

A. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ 

B. Con lai có tính chống chịu kém so với bố mẹ 

C. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ 

D. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ

Câu 2:

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa

A. Các cá thể khác loài 

B. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau 

C. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ 

D. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây

Câu 3:

Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ con lai:

A. Thứ 1 

B. Thứ 2 

C. Thứ 3 

D. Mọi thế hệ

Câu 4:

Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ:

A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ 

B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ 

C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ 

D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ Fb sau đó tăng dần qua các thế hệ

Câu 5:

Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, còn sau đó giảm dần qua các thế hệ?

A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện 

B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu 

C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu 

D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ đồng hợp giảm dần, dị hợp tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu

Câu 6:

Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:

A. Lai khác dòng 

B. Lai kinh tế 

C. Lai phân tích 

D. Tạo ra các dòng thuần

Câu 7:

Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây?

A. Tự thụ phấn 

B. Lai kinh tế 

C. Lai khác dòng 

D. Lai phân tích

Câu 8:

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?

A. P: AABbDD × AABbDD 

B. P: AaBBDD × Aabbdd 

C. P: AAbbDD × aaBBdd 

D. P: aabbdd × aabbdd

Câu 9:

Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?

A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau 

B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép... 

C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau 

D. Cho F1 lai với P

Câu 10:

Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây:

A. Giao phối cận huyết 

B. Lai kinh tế 

C. Lai phân tích 

D. Giao phối ngẫu nhiên

Câu 11:

Lai kinh tế là:

A. Cho vật nuôi giao phối cận huyết qua một, hai thế hệ rồi dùng con lai làm sản phẩm 

B. Lai giữa 2 loài khác nhau rồi dùng con lai làm giống 

C. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm giống 

D. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm sản phẩm

Câu 12:

Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế?

A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô 

B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc 

C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng 

D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hônsten Hà Lan

Câu 13:

Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì:

A. Con lai kinh tế là giống không thuần chủng. 

B. Con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và tạo ở đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu. 

C. Làm giảm kiểu gen ở đời con. 

D. Làm tăng kiểu hình ở đời con.

Câu 14:

Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực có nhiều tính trạng tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao?

A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc 

B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt 

C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống. 

D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt

Câu 15:

Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào để tạo nguồn biến dị?

A. Gây đột biến nhân tạo. 

B. Giao phối cận huyết. 

C. Lai giống 

D. Sử dụng hoocmôn sinh dục

Câu 16:

Các phương pháp được sử dụng trong chọn giống vật nuôi là:

A. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương 

B. Tạo giống ưu thế lai (giống lai Fl), nuôi thích nghi các giống nhập nội. 

C. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương, tạo giống ưu thế lai (giống lai F1), nuôi thích nghi các giống nhập nội, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống. 

D. Tạo giống mới, tạo ưu thế lai, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

Câu 17:

Đặc điểm của lợn Ỉ nước ta là:

A. Tầm vóc to, tăng trọng nhanh 

B. Thịt có nhiều mỡ, chân ngắn, lưng võng, bụng sệ 

C. Thịt nhiều nạc, tỉ lệ mỡ thấp 

D. Trọng lượng tối đa cao

Câu 18:

Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là:

A. Cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi hiện có. 

B. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có. 

C. Cải tiến các giống hiện có, tạo ra các giống mới có năng suất cao 

D. Tạo ra các giống mới có năng suất, sản lượng cao, đáp ứng với yêu cầu của con người.

Câu 19:

Trong chọn giống vật nuôi, quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường dùng các phương pháp nào sau đây:

A. Nuôi thích nghi và chọn lọc cá thể 

B. Tạo giống ưu thế lai và chọn lọc cá thể. 

C. Cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai. 

D. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

Câu 20:

Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?

A. Công nghệ cấy chuyển phôi 

B. Nuôi thích nghi. 

C. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1) 

D. Tạo giống mới.

Câu 21:

Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?

A. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực 

B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn 

C. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố 

D. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố