Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII)?
A. Các ngành luyện kim, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh.
B. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
C. Luân Đôn là trung tâm công - thương nghiệp, tài chính lớn.
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không xâm nhập vào nông nghiệp.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về tình hình kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trong các thế kỉ XVII - XVIII?
A. Nhiều trung tâm công nghiệp hình thành ở miền Bắc và miền Trung.
B. Kinh tế đồn điền và trang trại phát triển mạnh mẽ ở miền Bắc.
C. Bắc Mỹ là nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của Anh.
D. Nền công - thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển.
Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Tư liệu. “Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu đài phong kiến và chuyên chế. Nhà vua luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn;… quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia. Triều vua Lu-I XVI là một sự chuyên chế cao độ. Theo những “mật lệnh có ấn vua” nhằm khủng bố nhân dân, hàng trăm người bị bắt, bị tù đày ở các nơi trong nước”.
(A. Man-phờ-rét, Đại Cách mạng Pháp 1789, NXB Khoa học, 1965, tr.18-19)
A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho nhân dân.
B. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho tầng lớp quý tộc mới.
C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc ngày càng sâu sắc.
D. Nhà nước phong kiến do vua Lu-I XVI đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
Đến giữa thế kỉ XVII, người đứng đầu Giáo hội Anh (Anh giáo) là
A. vua Sác-lơ I.
B. vua Lu-I XVI.
C. vua Sác-lơ II.
D. vua Lu-I XIII.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội mới với chế độ phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân.
C. Quần chúng nhân dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản và quý tộc mới… để làm cách mạng.
D. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới…, đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến.
Ở Bắc Mỹ, phương thức kinh doanh trong các đồn điền tại những bang miền Nam đã dẫn đến sự hình thành của tầng lớp nào?
A. Quý tộc phong kiến.
B. Quý tộc mới.
C. Chủ nô.
D. Nông nô.
Tầng lớp quý tộc phong kiến và quý tộc mới ở Anh (thế kỉ XVII) có sự tương đồng về
A. quyền lực chính trị.
B. nguồn gốc xuất thân.
C. phương thức kinh doanh.
D. thái độ với nhà nước phong kiến.
Lực lượng nào sau đây không thuộc Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Giai cấp tư sản.
B. Nông dân.
C. Tăng lữ Giáo hội.
D. Bình dân thành thị.
Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) bùng nổ trên cơ sở tiền đề xã hội nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các thế lực phong kiến chuyên chế.
B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.
C. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
D. Mâu thuẫn giai cấp giữa quý tộc phong kiến với nông dân và bình dân thành thị.
Quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không được phản ánh thông qua bức tranh biếm họa “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng”?
A. Sự lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp ở Pháp.
B. Giai cấp nông dân chịu nhiều tầng áp bức bóc lột.
C. Tăng lữ và Quý tộc được hưởng nhiều đặc quyền.
D. Sản xuất nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
Trong cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII), giai cấp tư sản và quý tộc mới đã sử dụng tôn giáo nào làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân?
A. Thanh giáo.
B. Anh giáo.
C. Đạo Tin lành.
D. Thiên Chúa giáo.
Những đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là
A. C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin.
B. S.Mông-te-xki-ơ, Ph.Vôn-te, G.Rút-xô.
C. C.Phu-ri-ê, C.Xanh-xi-mông, R.Ô-oen.
D. A.Xmit, C.Xanh-xi-mông, Ph.Vôn-te.
Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của S.Mông-te-xki-ơ là
A. “Bàn về khế ước xã hội”.
B. “Tinh thần pháp luật”.
C. “Nhà nước và cách mạng”.
D. “Những lá thư triết học”.
Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Ph.Vôn-te là
A. “Bàn về khế ước xã hội”.
B. “Tinh thần pháp luật”.
C. “Nhà nước và cách mạng”.
D. “Những lá thư triết học”.
Một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là
A. S.Mông-te-xki-ơ.
B. A.Xmit.
C. Ph.Ăng-ghen.
D. C.Xanh-xi-mông.
Trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô được thể hiện thông qua khẩu hiệu nào?
A. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”.
B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.
D. “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là
A. xác lập nền dân chủ tư sản.
B. xác lập nền chuyên chính vô sản.
C. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
D. xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.
Một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là
A. G.Rút-xô.
B. A.Xmit.
C. Ph.Ăng-ghen.
D. C.Xanh-xi-mông.
Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) đặt dưới sự lãnh đạo của
A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. giai cấp tư sản và chủ nô.
C. giai cấp tư sản.
D. giai cấp vô sản.
Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) là
A. Ô. Crôm-oen.
B. G. Oa-sinh-tơn.
C. M. Rô-be-spie.
D. V.I. Lê-nin.
Động lực của các cuộc cách mạng tư sản bao gồm
A. giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa.
B. lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
C. quý tộc phong kiến và tăng lữ Giáo hội.
D. quần chúng nhân dân và quý tộc phong kiến.
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã đạt được kết quả nào sau đây?
A. Lật đổ sự thống trị của thực dân phương Tây, giành độc lập dân tộc.
B. Bảo vệ độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của thực dân phương Tây.
C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
Đoạn văn dưới đây được trích dẫn từ bản tuyên ngôn nào?
“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”
A. Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ, 1776)
B. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).
Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?
A. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789)