Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (đầu thế kỉ XV) có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần
A. được thành lập.
B. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
C. lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
D. sụp đổ.
Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Sản xuất nông nghiệp sa sút.
B. Thường xuyên mất mùa, đói kém.
C. Ruộng đất công ngày càng mở rộng.
D. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng.
Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là
A. khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.
B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.
Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là
A. khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai.
B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Đất nước thanh bình, thịnh trị.
B. Đời sống nhân dân ấm no, yên bình.
C. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
D. Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì.
Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
B. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
C. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa.
D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Nhà Trần bất lực trước các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
B. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.
C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.
D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà nước Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần.
D. Duy trì các chính sách cai trị cũ để ổn định đất nước.
Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là
A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.
B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.
C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.
D. phát hành tiền giấy “Việt Nam đồng”.
Năm 1396, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Năm 1397, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Năm 1401, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Năm 1402, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly?
A. Ban hành chính sách hạn nô.
B. Ban hành chính sách hạn điền.
C. Phát hành tiền “Thái Bình hưng bảo”.
D. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực kinh tế - tài chính của Hồ Quý Ly?
A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.
B. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.
C. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.
D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.
Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?
A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo.
D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly được hiểu là việc
A. khuyến khích nhân dân đi khai hoang lập ấp.
B. cho phép quý tộc lập các điền trang rộng lớn.
C. hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.
D. cho phép vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang.
Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?
A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.
Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly?
A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh trên sông Như Nguyệt.
B. Chế tạo nhiều loại vũ khí mới: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…
C. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
D. Dời đô từ thành An Tôn (Thanh Hóa) về Thăng Long.
Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011?
A. Hoàng thành Thăng Long.
B. Thành nhà Hồ.
C. Phố cổ Hội An.
D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần rời đô từ Thăng Long về
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Thiên Trường (Nam Định).
Trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách
A. thải hồi những binh sĩ già yếu, lấy người khoẻ mạnh bổ sung vào quân ngũ.
B. xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh trên sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).
C. bổ nhiệm vương hầu, quý tộc nhà Hồ nắm giữ vị trí chỉ huy trong quân đội.
D. xây dựng nhiều thành lũy kiên cố, như: Cổ Loa (Hà Nội), Tây Đô (Thanh Hóa).
Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục của Hồ Quý Ly?
A. Chấn chỉnh Phật giáo.
B. Đề cao Nho giáo thực dụng.
C. Dịch sách chữ Nôm sang chữ Hán.
D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.
Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. chú trọng Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
D. nâng Phật giáo lên vị trí Quốc giáo.
Để hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Đánh thuế nặng đối với những người theo đạo Phật.
B. Phá bỏ các đền, chùa, cơ sở thờ tự của Phật giáo.
C. Nghiêm cấm việc xây dựng các đền chùa mới.
D. Bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
Trên lĩnh vực chính trị, những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc họ Trần.
C. đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ lập hiến.
D. xâm phạm đến sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Chính sách hạn điền và hạn nô của nhà Hồ đã
A. hiện thực hóa khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
B. góp phần giảm bớt thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.
C. giải phóng hoàn toàn bộ phận nô tì khỏi thân phận nô lệ.
D. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.
Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly đã
A. phản ánh sự lệ thuộc sâu sắc vào văn hóa Trung Hoa.
B. khuyến khích sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo.
C. thể hiện tư tưởng tiến bộ và tinh thần dân tộc.
D. góp phần nâng cao vị thế của Phật giáo.
Nội dùng nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?
A. Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng và mang tính thực tiễn.
C. Góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế - quốc phòng của đất nước.
D. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?
A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
B. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
C. Củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
D. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ.