Trắc nghiệm Tán sắc ánh sáng có đáp án (Nhận biết)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tán sắc ánh sáng là?
A. Sự phân tách ánh sáng đơn sắc thành các ánh sáng màu
B. Sự phân tách một chùm ánh sáng đỏ thành các chùm sáng đơn sắc
C. Sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc
D. Sự phân tách một chùm ánh sáng tím thành các chùm sáng đơn sắc
Khi một chùm ánh sáng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng
A. Giao thoa ánh sáng
B. Tán sắc ánh sáng
C. Nhiễu xạ ánh sáng
D. Phản xạ ánh sáng
Sự phân tách một chùm sáng phức tạp tạo thành các chùm sáng đơn sắc là:
A. Sự nhiễu xạ ánh sáng
B. Sự giao thoa ánh sáng
C. Sự tán sắc ánh sáng
D. Sự phản xạ ánh sáng
Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Tần số của ánh sáng đỏ nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính
C. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau
D. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng lục
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng phức tạp truyền qua một lăng kính bị phân tách thành các sáng đơn sắc khác nhau
B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
C. Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng càng lớn
D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Ánh sáng trắng là:
A. Ánh sáng không bị đổi màu khi đi qua lăng kính
B. Hỗn hợp của ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến lam
C. Ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
D. Hỗn hợp của ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
Ánh sáng đơn sắc là:
A. Ánh sáng bị đổi màu khi đi qua lăng kính
B. Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính
C. Hỗn hợp ánh sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
D. Ánh sáng không bị đổi màu khi đi qua lăng kính
Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra là do:
A. Sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào lăng kính và màu sắc của môi trường
B. Sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào màu sắc của ánh sáng
C. Sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào màu sắc của môi trường
D. Sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào lăng kính mà ánh sáng đi qua
Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là:
A.
B.
C.
D.