Trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có đáp án (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Những thành tựu nổi bật nhất, có ý nghĩa nhất của EU là:
A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu trên thị trường thế giới
B. Các nước thành viên có chung thương mại với các khối nước
C. Từ 6 nước thành viên ban đầu, nay đã trở thành một khối với 27 nước
D. Thành lập thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô cho các nước thành viên
Khoáng sản chủ yếu của Nhật Bản là
A. Than đá
B. Đồng
C. Than đá, đồng và vàng
D. Than đá và đồng
Vùng đất của nước ta gồm
A. phần đất liền giáp biển
B. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
C. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
D. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển.
Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú?
A. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương
B. Nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều loài động vật, thực vật
C. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai
D. Nằm ở vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải
Độ ẩm tương đối của không khí ở nước ta trung bình năm là
A. 85%.
B. 80%.
C. 75%.
D. 90%.
Kiểu thời tiết lạnh, khô xuất hiện vào nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
A. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ
B. gió mùa Đông Bắc di chuyển từ áp cao Xibia qua lãnh thổ Trung Quốc vào nước ta.
C. khối khí lạnh di chuyển qua biển trước khi ảnh hưởng đến nước ta
D. gió mùa đông bắc bị suy yếu nên tăng độ ẩm.
Biện pháp chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là
A. tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng đi chuyển của bão.
B. huy động sức dân phòng tránh bão.
C. củng cố đê biển để chắn sóng vùng ven biển.
D. cảnh báo sớm cho các tàu thuyền đang hoạt đông, chủ động tránh bão.
Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự chuyển biến tích cực của cơ cấu thành phần kinh tế nước ta?
A. Tỉ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng
B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có vai trò gì trong nền kinh tế.
C. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí
D. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Giải pháp hàng đầu để nâng cao khả năng canh tranh mặt hàng cà phê của nước ta với các nước xuất khẩu khác là
A. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ trong chế biến
B. nhạy bén trước những yêu cầu của thị trường
C. sử dụng nhiều giống tốt có năng suất cao phẩm chất tốt
D. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm
Ngành công nghiệp được coi là “quả tim” của ngành công nghiệp nặng của nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới là
A. công nghiệp cơ khí
B. công nghiệp hóa chất
C. công nghiệp điện lực
D. công nghiệp hoá chất
Hình thức khai thác than cho năng suất cao và chi phí khai thác thấp là
A. lộ thiên
B. hầm lò kết hợp vận chuyển bằng đường ray nhỏ trong lòng đất
C. hầm lò thủ công
D. bán lộ thiên
Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào
A. sự phân bố các ngành sản xuất
B. sự phân bố dân cư
C. sự phân bố các tài nguyên du lịch
D. sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ
Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là
A. đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.
B. địa hình nhiều đồi núi, khí hậu, dòng chảy phân hóa theo mùa.
C. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, ít sông lớn
D. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém
Nguyên nhân cơ bản làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là
A. lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn
B. khí hậu thuận lợi hơn
C. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn
D. giao thông thuận tiện hơn
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng kinh tế đều có chung thế mạnh
A. khai thác dầu khí và năng lượng thuỷ điện.
B. trồng cây lương thực, thực phẩm
C. trồng cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, cà phê
D. phát triển các ngành kinh tế biển
Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc chủ yếu là do
A. nền kinh tế còn lạc hậu, nhiều thiên tai
B. địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, lịch sử khai thác muộn
C. địa hình hiểm trở, lịch sử khai thác muộn, nền kinh tế còn lạc hậu
D. nhiều thiên tai, tài nguyên khoáng sản không nhiều
Thành phố nào sau đây được coi là “cửa ngõ” ra biển của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Hà Nội
B. Nam Định
C. Đà Nẵng
D. Hải Phòng
Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta không thích hợp cho trồng cây hàng năm chủ yếu là do
A. địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hoá, làm thuỷ lợi khó khăn
B. làm thuỷ lợi khó khăn, đất có độ phì thấp
C. các cây hàng năm đem lại giá trị kinh tế thấp
D. người dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm
Ở nước ta, vùng nào có sự phân hóa theo độ cao tạo ra khả năng cho việc trồng được nhiều loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Tây Nguyên
D. Bắc Trung Bộ
Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Có nhiều cửa sông
B. Có nhiều bãi triều rộng
C. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
D. Có các cánh rừng ngập mặn
Áp lực dân số đè nặng lên đời sống của cư dân nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là do
A. Đất nông nghiệp bình quân theo đầu người ngày càng thu hẹp
B. Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế
C. Tình trang đô thị hoá tự phát
D. Tỷ suất tăng dân số ở đây còn cao tới 1,4%
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn xảy ra hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là do
A. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm
B. có nhiều cửa sông đổ ra biển
C. mùa khô kéo dài sâu sắc (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau)
D. phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn
Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất cả nước nhưng tỉ lệ dân số thành thị và quy mô các đô thị lại nhỏ nhất cả nước là do
A. có điều kiện tự nhiên thuận lợi
B. diện tích rộng lớn, công nghiệp còn chậm phát triển
C. diện tích đất canh tác trong nông nghiệp ngày càng giảm
D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng
Tuyến giao thông chạy qua gần hết các tỉnh của Tây Nguyên vào Đông Nam Bộ
A. quốc lộ 19
B. quốc lộ 26
C. quốc lộ 14
D. quốc lộ 20.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trang 22 và trang 29, trung tâm công nghiệp rất lớn ở Đông Nam Bộ là
A. Thủ Dầu Một
B. Biên Hòa
C. Tây Ninh
D. Thành phố Hồ Chí Minh
Dựa vào trang 22 Atlat địa lí Việt Nam, em hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nha Trang.
B. Quy Nhơn.
C. Đà Nẵng.
D. Quảng Ngãi.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, em hãy cho biết khu kinh tế ven biển Vân Phong thuộc tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Khánh Hòa
D. Bình Định
Cho biểu đồ
Tên biểu đồ thích hợp nhất là
A. Tốc độ xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp của nước ta năm 2012.
B. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp của nước ta năm 2012.
C. Quy mô xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp của nước ta năm 2012.
D. Cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp của nước ta năm 2012.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây có công suất dưới 1000MW?
A. Xê Xan 4.
B. Đa Nhim.
C. Hòa Bình.
D. Bản Vẽ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào dưới đây?
A. sông Hồng và sông Chảy
B. sông Đà và sông Mã
C. sông Đà và sông Lô
D. sông Hồng và sông Đà
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào có cơ cấu ngành đa dạng nhất ở Bắc Trung Bộ?
A. Bỉm Sơn
B. Vinh
C. Thanh Hóa
D. Huế
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO LOẠI CÂY Ở NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ NĂM 2000
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
Tổng số |
Cây lương thực |
Cây công nghiệp |
Cây thực phẩm, cây ăn quả |
1990 |
9040,0 |
6750,4 |
1199,3 |
1090,3 |
2000 |
12447,5 |
82ll,5 |
2229,4 |
2006,6 |
Để thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo loại cây ở nước ta năm 1990 và 2000 thì dạng biểu đồ nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ tròn.
Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy tính giá trị thực tế của ngành chăn nuôi gia súc năm 2007?
A. 57 812,14 tỉ đồng
B. 21 021,12 tỉ đồng
C. 45 285,47 tỉ đồng
D. 18 536,68 tỉ đồng
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
C. Được hình thành do các sông bồi đắp
D. Hẹp ngang
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Đơn vị: tỉ đồng
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo nhóm ngành công nghiệp của nước ta qua 2 năm trên là
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ cột nhóm
D. Biểu đồ đường
A. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ở nước ta năm 2000 và 2009
B. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ở nước ta năm 2000 và 2009.
C. Quy mô giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ở nước ta năm 2000 và 2009.
D. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ở nước ta năm 2000 và 2009.
A. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị xuất nhập khẩu qua hai năm 2000 và 2013
B. Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000 -2013
C. Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của nước ta năm 2000 và 2013
D. Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta năm 2000 và 2013
Cho biểu đồ
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO CHÂU LỤC CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2014
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng về cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014.
A. Châu Á chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu nhưng có xu hướng giảm
B. Châu Phi chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu nhưng có xu hướng tăng
C. Châu Âu và châu Đại Dương cùng có xu hướng giảm tỉ trọng
D. Châu Mĩ luôn chiếm tỉ trong cao thứ hai và có xu hướng tăng nhanh
Cho bảng số liệu:
GDP của Trung Quốc và Thế Giới (Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
Toàn Thế Giới |
12360,0 |
29357,4 |
40887,8 |
Trung Quốc |
239,0 |
697,6 |
1649,3 |
Tỉ trọng GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là?
A. 1,9 %
B. 2,0%
C. 5,5%
D. 4,03%