Trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có đáp án (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đến năm 2007, Liên minh châu Âu (EU) đã có bao nhiêu thành viên

A. 14

B. 20

C. 7

D. 27

Câu 2:

Sản lượng đánh bắt hải sản của Nhật Bản tương đối lớn (năm 2003) chủ yếu là

A. Cá thu, cá ngừ

B. Cá thu, cá ngừ, tôm, cua, cá hồi

C. Cá thu, cá ngừ, tôm, cua

D. Cá thu, cá ngừ, tôm

Câu 3:

Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam ở biển Đông có diện tích khoảng

A. 2,5 triệu km2

B. 2 triệu km2

C. 1 triệu km2

D. 1,5 triệu km2

Câu 4:

So với các nước cùng vĩ độ với Việt Nam như: Tây Á, Đông Phi, Tây Phi. Thiên nhiên nước ta khác hẳn là do nguyên nhân chính nào

A. Việt Nam nằm trong khu vực Nhiệt đới gió mùa

B. ảnh hưởng của biển Đông.

C. hình dạng kéo dài, hẹp ngang của lãnh thổ

D. địa hình nước ta ¾ diện tích là đồi núi

Câu 5:

Địa hình chủ yếu của vùng Nam Trường Sơn là

A. các bình nguyên và bán bình nguyên

B. các khối núi và cao nguyên

C. núi thấp và trung bình

D. núi cao đồ sộ

Câu 6:

Tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất xảy ra ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Nguyên

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Bắc

D. Ven biển cực Nam Trung Bộ

Câu 7:

Nguyên nhân chính khiến cho diện tích rừng nước ta có xu hướng tăng trở lại trong những năm gần đây là do

A. hạn chế tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc

B. sự quan tâm của các cấp chính quyền

C. chiến tranh kết thúc

D. đẩy mạnh trồng rừng và chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân

Câu 8:

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên

A. khu chế xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm

B. các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất

C. vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất

D. ngành công nghiệp chế biến và viễn thông, tư vấn đầu tư

Câu 9:

Yếu tố không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

A. khả năng xen canh, tăng vụ lớn

B. tính mùa vụ

C. sản phẩm nông nghiệp đa dạng

D. sự phân hóa về điều kiện sinh thái nông nghiệp

Câu 10:

Ở nước ta, các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là

A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ

C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên

Câu 11:

Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay là

A. có vị trí địa lý thuận lợi

B. nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao

C. có sẵn nguồn tài nguyên thiên nhiên

D. đảm bảo sự phát triển bền vững

Câu 12:

Phương hướng quan trọng nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay là

A. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghiệp

C. xây dựng một cơ cấu công nghiệp tương đối linh hoạt

D. điều chỉnh các ngành công nghiệp theo nhu cầu của thị trường

Câu 13:

Điều nào sau đây không đúng với đặc điểm của tuyến đường giao thông đường bộ ở nước ta

A. đáp ứng được rất nhiều yêu cầu của vận chuyển và phân bố rộng rãi khắp các vùng

B. thích nghi với mọi dạng địa hình và có thể kết hợp được với các loại giao thông khác

C. có thế mạnh trong vận tải ở cự li ngắn và trung bình

D. chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu vận chuyển và luân chuyển

Câu 14:

Tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc là

A. Đường Hồ Chí Minh

B. Quốc lộ 5

C. Quốc lộ 1A

D. Quốc lộ 6

Câu 15:

Tại sao mạng lưới giao thông đường bộ nước ta ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa?

A. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên nhu cầu lớn

B. Huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư

C. Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi

D. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn

Câu 16:

Tính đến năm 2006, hai đô thị loại đặc biệt của nước ta là

A. Hà Nội và Đà Nẵng

B. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

C. Cần Thơ và Hải Phòng

D. TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Câu 17:

Nguyên nhân nào dưới đây hình thành gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ?

A. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Bạch Mã

B. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoành Sơn

C. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn

D. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn Bắc

Câu 18:

Lĩnh vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. khai thác và nuôi trồng thủy sản

B. khai thác chế biển than

C. du lịch biển – đảo

D. giao thông vận tải biển

Câu 19:

Phương hướng quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. thay đổi cơ cấu cây trồng

B. đẩy mạnh phát triển thủy lợi

C. chủ động chung sống với lũ và khai thác nguồn lợi từ lũ

D. bảo vệ và phát triển vốn rừng

Câu 20:

Nội dung nào dưới đây, không phải sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Vấn đề tài nguyên, môi trường

B. Vấn đề lương thực

C. Vấn đề bất bình đẳng thu nhập

D. Vấn đề giải quyết việc làm

Câu 21:

Về tự nhiên, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên là

A. diện tích rừng giảm nhanh

B. mùa mưa tập trung vào thu - đông

C. mùa khô kéo dài

D. tiềm năng thủy điện nhỏ

Câu 22:

Vai trò quan trọng nhất của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng là

A. đảm bảo tiêu nước cho các tỉnh thượng nguồn sông Đồng Nai

B. tưới nước cho diện tích canh tác của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh)

C. đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái nông nghiệp

D. phát triển du lịch Dầu Tiếng hướng tới trở thành “Khu du lịch sinh thái”

Câu 23:

Áp lực dân số đè nặng lên đời sống của cư dân nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là do

A. Đất nông nghiệp bình quân theo đầu người ngày càng thu hẹp.

B. Tình trang đô thị hoá tự phát.

C. Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

D. Tỷ suất tăng dân số ở đây còn cao tới 1,4%.

Câu 24:

Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước nhưng bình quân lương thực theo đầu người lại thấp hơn trung bình cả nước là do

A. quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng

B. diện tích đất canh tác trong nông nghiệp ngày càng giảm

C. dân số gia tăng nhanh

D. do dân số đông, gây sức ép lên sự phát triển kinh tế - xã hội

Câu 25:

Biện pháp trước mắt để ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc ở miền núi Bắc Bộ là

A. tiến hành định canh, định cư phát triển kinh tế lên cùng cao

B. đẩy mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả trên các vùng đất trống

C. chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây công nghiệp và cây ăn quả

D. đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước

Câu 26:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 em hãy cho biết khu kinh tế ven biển Chân Mây – Lăng Cô thuộc tỉnh nào của vùng Bắc Trung Bộ?

A. Hà Tĩnh

B. Thừa Thiên - Huế

C. Nghệ An

D. Quảng Bình

Câu 27:

Dựa vào trang 22 Atlat địa lí Việt Nam, em hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Quảng Ngãi

B. Đà Nẵng

C. Quy Nhơn

D. Nha Trang

Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cảng Vũng Áng thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?

A. Nghệ An

B. Thanh Hóa

C. Hà Tĩnh

D. Quảng Ngãi

Câu 29:

Căn cứ vào Át lát địa lí trang 20, tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đồng Tháp

B. Bến Tre

C. Cà Mau

D. An Giang

Câu 30:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trâu được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào nước ta?

A. Gia Lai, Đak Lak

B. Sơn La, Lạng Sơn

C. Thanh Hóa, Nghệ An

D. Bình Định, Phú Yên

Câu 31:

A. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2000

B. Cơ cấu các nhóm cây trồng trong ngành trồng trọt nước ta năm 1990 và năm 2000

C. Tỉ trọng ngành trồng trọt trong nền kinh tế nước ta năm 1990 và năm 2000

D. Tình hình phát triển các loại cây trồng của nước ta năm 1990 và năm 2000

Câu 32:

Biểu đồ dưới đây thể hiện nội dung nào?

A. Sự thay đổi tỉ trọng sản lượng lúa gạo nước ta giai đoạn 1985 – 2014

B. Sản lượng lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 – 2014

C. Tình hình phát triển sản xuất lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 đến 2014

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa gạo so với hoa màu giai đoạn 1985 - 2014

Câu 33:

Cho bảng số liệu:

Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

Cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là

A. (+)2665mm; (+)3868mm; (+)3671mm

B. (+)687mm; (+)1868mm; (+)245mm

C. (-)2665mm; (-)3868mm; (-)3671mm

D. (-)678mm; (-)1868mm; (-)245mm

Câu 34:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào có cơ cấu ngành đa dạng nhất ở Bắc Trung Bộ?

A. Huế

B. Thanh Hóa

C. Bỉm Sơn

D. Vinh

Câu 35:

Cho bảng số liệu

Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014

Năm

2005

2014

Tổng số (nghìn người)

42774,9

52744,5

Nông - lâm - thủy sản (%)

55,1

46,3

Công nghiệp - xây dựng (%)

17,6

21,4

Dịch vụ (%)

27,3

32,3

Căn cứ vào bảng số liệu trên nhận xét nào không đúng về quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014?

A. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng

B. Tỉ trọng lao động khu vực Nông – lâm – thủy sản giảm

C. Tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng

D. Tổng số lao động đang làm việc ở nước ta có xu hướng giảm

Câu 36:

Dựa vào bảng số liệu dưới đây em hãy tính năng suất lúa (tạ/ha) của nước ta năm 2010.

Diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2000-2010

A. 49,8 tạ/ha

B. 5,32 tấn/ ha

C. 53, 2 tạ/ ha

D. 54,0 tạ/ha

Câu 37:

Cho biểu đồ:

TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TRUNG BÌNH NĂM CỦA NƯỚC TA QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Nhận xét nào dưới đây đúng với biểu đồ trên?

A. Giai đoạn 1954 – 1960 có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất

B. Giai đoạn 1943 – 1951 có tỉ lệ gia tăng dân số thuộc loại cao

C. Giai đoạn từ 1970 đến 2005 tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng tăng

D. Giai đoạn 1921 đến 1960 tỉ lệ gia tăng dân số tăng đều

Câu 38:

Cho biểu đồ

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây

A. GDP nước ta giai đoạn 2008 - 2015

B. Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng của nước ta giai đoạn 2008 - 2015

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2008 – 2015

D. Tốc độ tăng trưởng đầu tư nước ngoài của nước ta giai đoạn 2008 - 2015

Câu 39:

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2005

2015

Khai thác

1987,9

3036,4

Nuôi trồng

1478,9

3513,3

Để vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta năm 2005 và 2015 thì bán kính của đường tròn năm 2015 gấp bao nhiêu lần bán kính đường tròn năm 2005?

A. 1,5

B. 2,4

C. 1,4

D. 1,9