Trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có đáp án (P7)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hoa Kì là siêu cường kinh tế số một trên thế giới thể hiện ở đặc điểm
A. GDP của Hoa Kì chiếm 1/4 GDP của toàn thế giới
B. Đồng đô la là ngoại tệ mạnh
C. Cán cân xuất nhập khẩu luôn xuất siêu
D. Khả năng cạnh tranh trên thị trường cao
Lãnh thổ Trung Quốc trải dài bao nhiêu vĩ độ Bắc?
A. 30
B. 53
C. 20
D. 33
Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú?
A. Nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều loài động vật, thực vật
B. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai
C. Nằm ở vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải
D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương
Đồng bằng nước ta được chia thành mấy loại?
A. 2 loại
B. 5 loại
C. 4 loại
D. 3 loại
Khu vực đồi núi của nước ta có những thế mạnh về
A. khoáng sản, rừng và đất trồng, nguồn thủy năng, tiềm năng du lịch
B. tiềm năng du lịch, than đá, lâm sản
C. than đá, lâm sản, phát triển chăn nuôi, nguồn thủy năng dồi dào
D. khoáng sản, trồng rừng, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu ở Nam Bộ?
A. Trong năm có hai lần nhiệt độ tăng cao
B. Mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ
C. Nóng quanh năm, chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô
D. Mùa bão trùng với mùa mưa
Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là
A. duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định
B. Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
C. xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
D. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực
Năng suất lao động ngành thủy sản nước ta còn thấp là do
A. phương tiện đánh bắt chậm đổi mới
B. chưa có chính sách phát triển hợp lí
C. trình độ của ngư dân còn nhiều hạn chế
D. thị trường thế giới có nhiều biến động
Những khó khăn cần giải quyết khi đánh bắt xa bờ ở nước ta là
A. cần tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại
B. ngăn chặn việc đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắt nhỏ
C. mở rộng thị trường xuất khẩu
D. xây dựng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến
Đâu là điểm khác nhau lớn nhất giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam?
A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn
B. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam
C. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí
D. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố
Các cơ sở công nghiệp may quan trọng của nước ta phân bố nhiều nhất ở
A. Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Công nghiệp xay xát thường phân bố theo quy luật
A. ở các thành phố lớn
B. ở vùng trồng lúa
C. ở những nơi đông dân cư
D. ở các vùng đồng bằng
Vị trí địa lí nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế, đó là
A. gần các tuyến hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương
B. dọc bờ biển có nhiều các cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu
C. dải đồng bằng ven biển chạy dài từ Bắc vào Nam tạo điều kiện xây dựng các tuyến giao thông Bắc Nam
D. ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế
Tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc là
A. Quốc lộ 6
B. Quốc lộ 1A
C. Quốc lộ 5
D. Đường Hồ Chí Minh
Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là
A. đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành
B. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, ít sông lớn
C. địa hình nhiều đồi núi, khí hậu, dòng chảy phân hóa theo mùa
D. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém
Ngành du lịch ở nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là nhờ
A. nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch
B. quy hoạch các vùng du lịch
C. chính sách Đổi mới của Nhà nước
D. phát triển các điểm, khu du lịch thu hút khách
Biểu hiện nào chứng tỏ nước ta đang trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng"?
A. Số người ở độ tuổi 0 -14 chiếm hơn 2/3 dân số
B. Số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số
C. Số người ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số
D. Số người ở độ tuổi 15 – 59 chiếm hơn 2/3 dân số
Tính đến năm 2018, Trung du và miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu tỉnh?
A. 17 tỉnh
B. 14 tỉnh
C. 15 tỉnh
D. 16 tỉnh
Các cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển vùng Bắc Trung Bộ là
A. dâu tằm, lạc, cói
B. lạc, dâu tằm, bông
C. lạc, mía, thuốc lá
D. lạc, đậu tương, cói
Nguyên nhân nào sau đây không đúng khi giải thích về vai trò của vụ đông đối với vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Tránh được các thiên tai: bão, lũ lụt....
B. Phát huy thế mạnh tự nhiên của vùng
C. Tạo ra sự đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp
D. Việc trồng các nông sản nhiệt đới đạt hiệu quả kinh tế cao
Nguyên nhân chính nào để nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
A. Vì nước ta chưa có các vùng kinh tế trọng điểm
B. Tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực và cả nước
C. Để thu hút nhà đầu nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn
D. Để các vùng kinh tế tự phát triển riêng
Vai trò quan trọng nhất của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng là
A. đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái nông nghiệp
B. tưới nước cho diện tích canh tác của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh)
C. phát triển du lịch Dầu Tiếng hướng tới trở thành “Khu du lịch sinh thái”
D. đảm bảo tiêu nước cho các tỉnh thượng nguồn sông Đồng Nai
Hướng chuyển cư hiện nay ở Đồng bằng Sông Hồng là đến vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên
B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Ngành thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thuận lợi hơn Đồng bằng sông Hồng là do
A. có một mùa lũ trong năm, nguồn lợi thuỷ sản trong mùa lũ rất lớn
B. có nguồn thuỷ sản phong phú và diện tích mặt nước nuôi trồng lớn
C. người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản hơn
D. công nghiệp chế biến phát triển hơn
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta
A. Hà Nội, Đà Nẵng
B. Đà Nẵng, Cần Thơ
C. Hải Phòng, Đà Nẵng
D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không có ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
A. Đóng tàu
B. Dệt may
C. Sản xuất ôtô
D. Cơ khí
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29 hãy cho biết hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
A. Cần Thơ, Cà Mau
B. Cà Mau, Bến Tre
C. Cần Thơ, Sóc Trăng
D. Cà Mau; Long Xuyên
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, em hãy cho biết các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất (năm 2007) tập trung chủ yếu ở hai vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
Dựa vào trang 13 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết đi theo vĩ tuyến 200 B từ biên giới Việt – Lào ra vịnh Bắc Bộ ta sẽ đi qua con sông nào sau đây?
A. Sông Chu
B. Sông Mã
C. Sông Hồng
D. Sông Đà
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết năm 2007 nước ta nhập siêu là bao nhiêu?
A. 10,2 tỉ USD
B. 14,2 tỉ USD
C. 5,2 tỉ USD
D. 15,2 tỉ USD
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 em hãy cho biết đỉnh lũ của sông Hồng (trạm Hà Nội) vào tháng nào?
A. Tháng 9
B. Tháng 8
C. Tháng 10
D. Tháng 7
Dựa vào trang 19 Atlat địa lí Việt Nam (phần lúa), hãy kể tên vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực (trên 90 %).
A. Trung du và miền núi phía Bắc
B. Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
C. Trung du và miền núi phía Bắc - Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng - Đồng bằng sông Cửu Long
Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết nước ta chủ yếu nhập khẩu mặt hàng nào?
A. Hàng tiêu dùng
B. Thuỷ sản
C. Máy móc, thiết bị, phụ tùng
D. Nguyên, nhiên, vật liệu
Cho bảng số liệu
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC
(Đơn vị: %)
Năm |
1985 |
1995 |
Xuất khẩu |
39,3 |
53,5 |
Nhập khẩu |
60,7 |
46,5 |
Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc những năm từ 1985 đến 2004, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn bán kính khác nhau
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ miền
D. Biểu đồ cột
Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN CẢ NƯỚC VÀ DÂN SỐ THÀNH THỊ NĂM 1995 - 2014.
(Đơn vị: triệu người)
Năm |
1995 |
2000 |
2005 |
2010 |
2014 |
Tổng dân số |
72,0 |
77,6 |
82,4 |
86,9 |
90,7 |
Dân số thành thị |
14,9 |
18,7 |
22,3 |
26,5 |
30,0 |
Để thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột chồng
B. Biểu đồ kết hợp
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ miền
Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHẸ
Năm |
Đường mật (nghìn tấn) |
Vải lụa (triệu m) |
Quân áo may sẵn (triệu cái) |
1998 |
736 |
315 |
275 |
2000 |
1.209 |
356 |
337 |
2002 |
1.069 |
470 |
489 |
2004 |
1.434 |
502 |
923 |
2010 |
1.129 |
575 |
1212 |
Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 1998 – 2010?
A. Biểu đồ đường
B. Biểu đồ cột nhóm
C. Biểu đồ kết hợp
D. Biểu đồ miền
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn tấn)
Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm từ 1985 đến 2003?
A. Sản lượng cá khai thác tăng đều qua các năm
B. Sản lượng cá khai thác tăng, giảm không ổn định
C. Sản lượng cá khai thác giảm đều và chậm qua các năm
D. Sản lượng cá khai thác giảm liên tục qua các năm
Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?
A. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác luôn nhỏ nhất
B. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng
C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất
D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014
(Đơn vị: %)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014?
A. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản khai thác giảm
B. Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng
C. Tỉ trọng các vùng đều có sự biến động, trong đó tỉ trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi nhiều nhất
D. Đồng bằng sông Cửu Long luôn là vùng có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước