Trắc nghiệm Tia hồng ngoại, tia tử ngoại có đáp án (Nhận biết, thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Bức xạ (hay tia) hồng ngoại là bức xạ:

A. Mà mắt không trông thấy và ở ngoài vùng màu đỏ của quang phổ.

B. Đơn sắc, có màu hồng.

C. Đơn sắc, không màu ở ngoài đầu đỏ của quang phổ.

D. Có bước sóng nhỏ hơn 0,75μm

Câu 2:

Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là

A. Tác dụng nhiệt.

B. Bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh.

C. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài.

D. Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại

Câu 3:

Tia hồng ngoại có khả năng:

A. Giao thoa và nhiễu xạ.

B. Ion hóa không khí mạnh.

C. Đâm xuyên mạnh.

D. Kích thích một số chất phát

Câu 4:

Tia hồng ngoại được dùng

A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại

B. để chụp ảnh vào ban đêm

C. trong y tế dùng để chụp điện, chiếu điện

D. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại

Câu 5:

Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?

A. Bức xạ nhìn thấy.

B. Tia tử ngoại.

C. Tia X.

D. Tia hồng ngoại.

Câu 6:

Trong chân không, tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng:

A. Từ vài nanômét đến 380 nm

B. Từ 1012 m đến 109x

C. Từ 380nm đến 760nm

D. Từ 760 nm đến vài milimét

Câu 7:

Trong chân không, các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.109m đến 3.107m là

A. tia Rơnghen.

B. tia hồng ngoại.

C. tia tử ngoại.

D. ánh sáng nhìn thấy

Câu 8:

Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với một kim loại.

B. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.

D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.

Câu 9:

Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều:

A. Bị lệch trong điện trường

B. Không có tác dụng nhiệt.

C. Có thể kích thích sự phát quang của một số chất

D. Là các tia không nhìn thấy.

Câu 10:

Với f1, f2, f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma thì

A. f3>f2>f1

B. f3>f1>f2

C. f2>f1>f3

D. f1>f2>f3

Câu 11:

Kết luận nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại và tử ngoại có thể dùng để sấy sản phẩm nông nghiệp, tia X có thể dùng để kiểm tra các khuyết tật của sản phẩm công nghiệp.

B. Quang phổ liên tục phụ thuộc nhiệt độ của nguồn phát, quang phổ vạch phát xạ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn phát.

C. Người ta thường dùng tia hồng ngoại để điều khiển từ xa các thiết bị điện tử.

D. Tia tử ngoại bị nước hấp thụ mạnh.

Câu 12:

Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất nào sau đây của tia tử ngoại mà người ta sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật kim loại:

A. Kích thích nhiều phản ứng hóa học

B. Kích thích phát quang nhiều chất

C. Tác dụng lên phim ảnh

D. Làm ion hóa không khí và nhiều chất khác

Câu 13:

Tia tử ngoại không được ứng dụng để:

A. dò tìm khuyết tật bên trong sản phẩm làm bằng kim loại

B. dò khuyết tật trên bề mặt sản phẩm kim loại

C. gây ra hiện tượng quang điện

D. làm ion hóa khí.

Câu 14:

Các nguồn nào sau dây không phát ra tia tử ngoại:

A. Mặt trời

B. Hồ quang điện

C. Dây tóc bóng đèn cháy sáng

D. Đèn cực tím

Câu 15:

Trong các máy lọc nước RO ở các hộ gia đình hiện nay, bức xạ được sử dụng để tiêu diệt hoặc làm biến dạng hoàn toàn vi khuẩn là

A. tia hồng ngoại

B. sóng vô tuyến

C. ánh sáng nhìn thấy

D. tia tử ngoại