Trắc nghiệm Tia X có đáp án (Nhận biết, thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tia X không có ứng dụng nào sau đây?

A. Chữa bệnh ung thư.

B. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.

C. Chiếu điện, chụp điện.

D. Sấy khô, sưởi ấm.

Câu 2:

Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là

A. Tia hồng ngoại

B. Tia tử ngoại.

C. Tia gamma.

D. Tia Rơn-ghen.

Câu 3:

Khả năng đâm xuyên của bức xạ nào mạnh nhất trong các bức xạ sau?

A. Tia hồng ngoại

B. Tia tử ngoại

C. Ánh sáng nhìn thấy

D. Tia X

Câu 4:

Trong y học, tia X được sử dụng để chụp phim, để chẩn đoán bệnh là dựa vào tính chất

A. Đâm xuyên và phát quang.

B. Phát quang và làm đen kính ảnh.

C. Đâm xuyên và làm đen kính ảnh.

D. Làm đen kính ảnh và tác dụng sinh lí.

Câu 5:

Nhóm tia nào sau đây có cùng bản chất sóng điện từ?

A. Tia tử ngoại, tia X, tia catôt.

B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia catôt.

C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma.

D. Tia tử ngoại, tia gamma, tia bê ta.

Câu 6:

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tia X là dòng hạt mang điện.

B. Tia X không có khả năng đâm xuyên.

C. Tia X có bản chất là sóng điện từ.

D. Tia X không truyền được trong chân không.

Câu 7:

Theo chiều tăng dần của bước sóng các loại sóng điện từ thì ta có sự sắp xếp sau:

A. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia γ

B. tia γ, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.

C. tia γ, tia tử ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.

D. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến, tia tử ngoại, tia γ.

Câu 8:

Tia X cứng và tia X mềm có sự khác biệt về:

A. Năng lượng và tần số.

B. Bản chất, năng lượng và bước sóng.

C. Bản chất và ứng lượng.

D. Bản chất và bước sóng.

Câu 9:

Tìm phát biểu sai.

- Tia Rơn – ghen:

A. có tần số càng lớn thì khả năng đâm xuyên càng kém

B. có tác dụng lên kính ảnh

C. khi chiếu tới một số chất có thể làm chúng phát sáng

D. khi chiếu tới một chất khí có thể làm chất khí đó trở nên dẫn điện

Câu 10:

Tia X có bản chất là:

A. chùm êlectron có tốc độ rất lớn

B. chùm ion phát ra từ catôt bị đốt nóng

C. sóng điện từ có bước sóng rất lớn

D. sóng điện từ có tần số rất lớn

Câu 11:

Nguyên tắc phát ra tia Rơn – ghen trong ống Rơn – ghen là:

A. Cho chùm phôtôn có bước sóng ngắn hơn giới hạn nào đó chiếu vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn

B. Cho chùm êlectron có vận tốc lớn đập vào tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn

C. Nung nóng các vật có tỉ khối lớn lên nhiệt độ rất cao

D. Chiếu tia âm cực vào các chất có tính phát quang

Câu 12:

Trong thí nghiệm tạo tia X ở ống phát tia Rơn – ghen, điện áp đặt vào anôt và catôt của ống là U. Động năng ban đầu của các êlectron khi bứt ra khỏi catôt không đáng kể. Bước sóng nhỏ nhất của các tia X được phát ra sẽ:

A. tỉ lệ thuận với U

B. tỉ lệ nghịch với U

C. tỉ lệ thuận với U

D. tỉ lệ nghịch với U