Trắc nghiệm Tin 6 Bài 10. Sơ đồ từ duy có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đâu không phải là hạn chế khi vẽ sơ đồ tư duy thủ công trên giấy?

A. Dễ bị bẩn, nhàu.
B. Cần phải có thiết bị mới thực hiện được.
C. Sơ đồ khó nhìn hơn, không thể đưa vào các bản trình chiếu.
D. Có thể bị vẽ sai và thay đổi giấy nhiều lần.
Câu 2:

Sơ đồ tư duy không hỗ trợ được em điều gì trong học tập?

A. Ghi nhớ lời giảng của thầy cô.
B. Sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong học tập.
C. Ghi nhớ nhanh các kiến thức đã học.
D. Hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức.
Câu 3:

Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:

1. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.

2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.

3. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.

4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.

A. 1 – 2 – 3 – 4
B. 3 1 2 – 4
C. 4 – 3 – 1 – 2
D. 3 – 1 – 4 – 2
Câu 4:

Chọn phát biểu đúng?

A. Chỉ vẽ sơ đồ tư duy với một màu, không dùng nhiều màu sắc khác nhau
B. Sơ đồ tư duy chỉ bao gồm các văn bản.
C. Sơ đồ tư duy là một bức tranh về các thông tin hữu ích.
D. Sơ đồ tư duy chỉ được dùng để giải quyết các bài toán.
Câu 5:

Cho sơ đồ tư duy sau:

Media VietJack

Sơ đồ tư duy được tạo nên bởi:

A. Âm thanh, hình ảnh, màu sắc.
B. Chủ đề chính, chủ đề nhánh, các đường nối.
C. Các kiến thức em được học
D. Các ý nghĩ trong đầu em.
Câu 6:
Chủ đề nhánh nào không có trong sơ đồ tư duy sau là:
Media VietJack
A. Địa hình, Vị trí, kích thước
B.  Du lịch
C. Cảnh quan
D. Khí hậu, sông ngòi.
Câu 7:

Trong sơ đồ tư duy sau:

Media VietJack

Trong sơ đồ trên có bao nhiêu chủ đề nhánh:

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 8:

Có thể vẽ sơ đồ tư duy trong trường hợp nào sau đây:

A. Tóm tắt bài học lịch sử.
B. Viết lời bài hát.
C. Giải một bài toán.
D. Cả A, B và C.
Câu 9:

Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy vẽ bằng phần mềm MindMaple Lite thì ta lưu lại bằng cách nào?

A. File/Close
B. File/Save
C. File/Open
D. Tất cả đều sai.
Câu 10:

Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?

A. Có thể thực hiện ở bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo.
B. Sản phẩm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau.
C. Sản phẩm tạo ra dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau như đưa vào bài trình chiếu, gửi cho bạn qua thư điện tử, …
D. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung.
Câu 11:

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Để có một cuộc sống khỏe mạnh, bạn cần:

+ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều hoa quả và rau xanh; hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều đường và chất béo; uống đủ nước mỗi ngày; …

+ Thường xuyên vận động điều độ: đi bộ; bơi lội đá bóng, đá cầu; không nên vận động quá sức; không nên ngồi một chỗ quá lâu; …

+ Đảm bảo có giấc ngủ tốt: phải ngủ đủ giấc và không nên đi ngủ muộn; trước lúc chuẩn bị đi ngủ, hãy thư giãn, hạn chế xem ti vi hay sử dụng điện thoại di động….

Từ thông tin trên, đâu không phải là chủ đề nhánh:

A. Có giấc ngủ tốt

B. Vận động điều độ
C. Luôn lạc quan
D. Ăn uống khoa học
Câu 12:

Sơ đồ tư duy là gì?

A. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.
B. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng.
C. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà.
D. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi.
Câu 13:
Để tạo sơ đồ tư duy em cần phải:
A. Vẽ chủ đề chính ở bên phải tờ giấy để tiện kết nối chủ đề chính với các chủ đề phụ.
B. Tạo nhánh từ các chủ đề phụ.
C. Xác định chủ đề chính, tạo nhanh, thêm từ khóa và chọn màu khác nhau cho nhánh.
D. Thêm từ khóa, tạo các nhánh và chọn màu khác nhau.
Câu 14:
Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?
A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian rộng mở, dễ sửa chữa, thêm bớt nội dung.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.
Câu 15:

Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

A. Bút, giấy, mực.
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc, …
D. Con người, đồ vật, khung cảnh, …
Câu 16:
Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?
A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
Câu 17:

Phát biểu nào sai về việc tạo sơ đồ tư duy tốt?

A. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.
B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
D. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
Câu 18:
Chọn phát biểu sai:
A. Sơ đồ tư duy cung cấp cái nhìn tổng quan về một chủ đề tốt hơn nhiều so với các tài liệu văn bản thông thường.
B. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta sử dụng các kĩ năng của não phải. Não phải là nơi giúp chúng ta xử lí các thông tin về hình ảnh, âm thanh, tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc.
C. Với cùng một nội dung, cùng một yêu cầu tạo sơ đồ tư duy thì hai người khác nhau sẽ tạo ra hai sơ đồ tư duy giống nhau.
D. Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy trực quan giúp chúng ta tổ chức và phân loại suy nghĩ; giúp phân tích, hiểu, tổng hợp, nhớ lại và nảy sinh những ý tưởng mới tốt hơn.
Câu 19:

Người ta thường dùng sơ đồ tư duy để:

A. Học các kiến thức mới.
B. Không cần phải suy nghĩ gì thêm khi học tập.
C. Ghi nhớ tốt hơn.
D. Bảo vệ thông tin cá nhân.
Câu 20:
Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?
A. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung.
B. Sản phẩm tạo ra dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau.
C. Sản phẩm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau.
D. Có thể thực hiện ở bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo.
Câu 21:

Chọn phát biểu sai:

A. Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.
B. Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề.
C. Một số phần mềm chuyên dùng cho việc tạo sơ đồ tư duy như: MindMaple Lite, FreeMind, iMindMap, Powerpoint.
D. Phần mềm máy tính giúp em tạo sơ đồ tư duy dễ dàng, nhanh chóng; dễ sửa chữa và điều chỉnh; nhanh chóng chia sẻ và trao đổi.
Câu 22:

Theo em sơ đồ tư duy là hữu ích trong những trường hợp nào sau đây?

A. Tính toán
B. Tóm tắt ý chính cho một bài phát biểu
C. Viết thư cho người thân.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 23:
Cấu trúc của một sơ đồ tư duy gồm:
A. Tên của chủ đề chính
B. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh.
C. Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ chủ đề chính)
D. Cả 3 ý trên.
Câu 24:

Phần mềm nào giúp chúng ta vẽ sơ đồ tư duy?

A. Mindmap
B. Word
C. Xmind
D. Cả A và C
Câu 25:

Cách biểu diễn nào dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn?

A. Word
B. Sơ đồ tư duy
C. Cả 2 ý đều đúng
D. Cả 2 ý đều sai
Câu 26:

Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:

1. Tạo sơ đồ tư duy mới.

2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ.

3. Tạo chủ đề chính.

4. Tạo chủ đề nhánh.

5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn.

A. 1 – 3 – 4 – 5 – 2.
B. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.
C. 5 – 1 – 2 – 3 – 4.
D. 5 – 4 – 3 – 2 – 1.
Câu 27:

Tại sao nên sử dụng màu sắc cho sơ đồ tư duy?

A. Không có tác dụng gì.
B. Kích thích não bộ.
C. Rườm rà.
D. Không đáp án nào đúng.
Câu 28:

Sơ đồ tư duy là:

A. Một phương pháp chuyển tải thông tin.
B. Một công cụ tổ chức thông tin phù hợp với quá trình tư duy.
C. Một cách ghi chép sáng tạo.
D. Một công cụ soạn thảo văn bản.
Câu 29:
Em có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào những việc gì?
A. Ghi lại nội dung môn học: Lịch sử, Địa lý…
B. Ghi kế hoạch hoạt động ngoại khóa.
C. Cả hai đáp án A và B đều đúng.
D. Cả hai đáp án A và B đều sai.
Câu 30:
Em vẽ sơ đồ tuy duy trên máy tính. Em có thể chia sẻ sơ đồ tư duy này với bạn bè được không?
A. In sơ đồ tư duy ra giấy, rồi chia sẻ.
B. Chụp lại sơ đồ tư duy rồi chia sẻ.
C. Cả hai đáp án A và B đều sai.
D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.