Trắc nghiệm Tin 6 Bài 9. An toàn thông tin trên Internet có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phương án nào sau đây không phải là quy tắc an toàn khi sử dụng Internet?

A. Im lặng, không chia sẻ với gia đình khi bị đe dọa, bắt nạt qua mạng
B. Không được một mình gặp gỡ người mà em chỉ mới quen qua mạng
C. Giữ an toàn thông tin cá nhân và gia đình
D. Không chấp nhận các lời mời vào các nhóm trên mạng mà em không biết.
Câu 2:
Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trên máy tính của mình?
A. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.
B. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết.
C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.
D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.
Câu 3:
Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn.
B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ.
C.  Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.
D. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho ai biết.
Câu 4:
Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:
A. Để chế độ tự động đăng nhập.
B. Để chế độ ghi nhớ mật khẩu.
C. Không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng.
D. Không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng.
Câu 5:
Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?
A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.
B.  Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.
C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.
D. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc được.
Câu 6:

Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn.
C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
D. Mở video đó và xem.
Câu 7:
Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, xấu xí”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”, … từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?
A. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.
B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.
C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.
D. Chia sẻ với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.
Câu 8:
Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
B. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
D. Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
Câu 9:

Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích hình ảnh của mình bị đưa lên mạng, em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?

A. Không làm được gì, đoạn phim là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng.
B. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xóa
C. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi họp gia đình.
D. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xóa ngay đoạn phim trong máy quay.
Câu 10:
Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?
A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay
B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn
C. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi.
D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.
Câu 11:
Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?
A. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus
B. Tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính
C. Cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội
D. Truy cập vào các liên kết lạ.
Câu 12:

Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là:

A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm
B. Các từ khóa liên quan đến trang web
C. Địa chỉ của trang web
D. Bản quyền
Câu 13:

Việc làm nào được khuyến khích sử dụng các dịch vụ internet?

A. Chơi game, dùng facebook suốt ngày.
B. Tải các phần mềm miễn phí không được kiểm duyệt.
C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhập thông tin.
D. Vào trang web để tham khảo làm bài tập về nhà.
Câu 14:
Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết không nên làm những việc nào:
A. Cho các thông tin cá nhân lên Internet mà không cần suy nghĩ.
B. Cài đặt phần mềm diệt virus.
C. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay, ...).
D. Tìm hiểu kĩ trước khi cung cấp thông tin cá nhân khi dùng Internet.
Câu 15:

Chọn phương án sai. Khi sử dụng internet, có thể:

A. Tin tưởng vô điều kiện mọi nguồn thông tin trên mạng
B. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh
C. Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc
D. Bạn lừa đảo hoặc lợi dụng
Câu 16:

Chọn phát biểu sai?

A. Internet là một công cụ tuyệt vời và hữu ích.
B. Mở bất kì thư điện tử nào nhận được.
C. Chỉ nên tìm kiếm thông từ các nguồn có sự kiểm duyệt hoặc các tổ chức, công ti có nguồn gốc và uy tín.
D. Không tiết lộ thông tin các nhân trên mạng xã hội và cho người lạ.
Câu 17:
Đâu không phải là quy tắc sử dụng Internet an toàn là:
A. Giữ an toàn
B. Dừng chấp nhận
C. Kiểm tra độ tin cậy
D. Gặp gỡ thường xuyên
Câu 18:

Hành động nào sau đây là đúng?

A. Đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội.
B. Nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng.
C. Chia sẻ cho các bạn những video bạo lực.
D. Luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ.
Câu 19:

Em nên sử dụng webcam khi nào?

A. Không bao giờ sử dụng webcam
B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, …
C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
D. Khi nói chuyện với bất kì ai.
Câu 20:

Khi được một người lạ trên mạng hẹn gặp gỡ, đi chơi, em sẽ làm gì?

A. Đồng ý đi chơi
B. Rủ bạn đi cùng
C. Không đi, và kể chuyện cho người thân biết.
D. Đồng ý đi chơi và có điều kiện có lợi cho mình.
Câu 21:
Đâu không phải là tác hại của Internet?
A. Thông tin cá nhân bị lộ hoặc đánh cắp.
B. Bị lừa đảo, dụ dỗ, bắt nạt trên mạng.
C. Tìm hiểu được nhiều kiến thức, thông tin trên mạng.
D. Máy tính bị nhiễm virut hay mã độc.
Câu 22:
Khi nghiện Internet, trò chơi trên mạng, sẽ có tác hại gì?
A. Ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe bị ảnh hưởng.
B. Bỏ bê công việc, học tập
C. Mất nhiều thời gian vô ích.
D. Cả A, B và C.
Câu 23:

Với các thông tin trên mạng, ta nên làm gì?

A. Cảnh giác và sáng suốt khi lựa chọn các thông tin trên mạng.
B. Tin tưởng bất cứ thông tin gì trên mạng.
C. Chỉ tin tưởng các thông tin từ bạn bè trên mạng.
D. Chia sẻ mọi thông tin cho dù chưa biết thông tin đó thế nào.
Câu 24:

Với các thông tin cá nhân, khi đưa lên mạng em cần lưu ý gì?

A. Chia sẻ mọi thông tin cá nhân lên mạng.
B. Chỉ chia sẻ thông tin cá nhân cho bạn bè trên mạng.
C. Chỉ chia sẻ cho người lạ thông tin cá nhân của mình.
D. Không chia sẻ thông tin cá nhân khi không cần thiết.
Câu 25:

Khi gặp phải tình huống bị bắt nạt, đe dọa, lừa đảo hoặc dụ dỗ trên mạng, em sẽ làm gì?

A. Chia sẻ với người thân như thầy cô giáo, người thân trong gia đình.
B. Không chia sẻ với ai vì sợ bị đe dọa thêm.
C. Tự giải quyết một mình.
D. Làm theo mọi yêu cầu của đối phương.
Câu 26:

Khi được mời vào các hội nhóm trên mạng mà em không biết, em sẽ làm gì?

A. Chấp nhận tham gia.
B. Từ chối tham gia.
C. Rủ bạn bè cùng tham gia cho vui.
D. Tham gia cho biết.
Câu 27:
Sau giờ thực hành ở phòng máy, bạn Hải quên đăng xuất tài khoản thư điện tử của mình và một ai đó đã dùng tài khoản thư điện tử của Hải để gửi nội dung không hay cho người khác. Theo em, điều gì có thể xảy ra đối với Hải?
A. Người nhận sẽ hiểu lầm, có thái độ không tốt với Hải.
B. Người nhận sẽ rất vui.
C. Người nhận sẽ phản hồi, tìm hiểu xem có đúng là Hải gửi không.
D. A và C đúng.
Câu 28:

Để bảo vệ thông tin cá nhân, em cần làm:

A. Sau khi dùng xong không cần đăng xuất các tài khoản.
B. Đặt mật khẩu dễ đoán.
C. Đăng xuất tất cả các tài khoản khi dùng xong.
D. Thường xuyên truy cập vào các liên kết lạ.
Câu 29:

Đâu là thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu?

A. Dùng thư điện tử, tin nhắn giả mạo, yêu cầu kết bạn, gặp gỡ…
B. Lời chúc mừng sinh nhật từ bạn bè.
C. Lời hỏi thăm từ bạn bè khi gặp chuyện không vui.
D. B và C đúng
Câu 30:

Tiếp cận các thông tin trên mạng, em nên làm thế nào?

A. Tiếp cận thông tin có chọn lọc.
B. Không chia sẻ thông tin giả, tổn thương đến người khác.
C. Chỉ chia sẻ thông tin từ các cơ quan, tổ chức chính thống.
D. Tất cả các ý trên.