Trắc nghiệm Tin học lớp 3 Bài 14: Thực hiện công việc theo điều kiện có đáp án (Phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nam nói với em “Nếu ngày mai trời không mưa thì tớ sẽ đến nhà bạn chơi”. Điều kiện trong câu nói của bạn Nam là:
A. Nếu ngày mai trời không mưa.
B. Tớ sẽ đến nhà bạn chơi.
C. Nếu ngày mai trời không mưa tớ sẽ đến nhà bạn chơi.
D. Không có điều kiện.
Nam nói với em “Nếu ngày mai trời không mưa thì tớ sẽ đến nhà bạn chơi”. Công việc trong câu nói của bạn Nam là:
A. Nếu ngày mai trời không mưa
B. Tớ sẽ đến nhà bạn chơi
C. Nếu ngày mai trời không mưa tớ sẽ đến nhà bạn chơi.
D. Không có điều kiện
Trong cách nói “Nếu… thì…” khi nào thì công việc được thực hiện:
A. Điều kiện đúng
B. Điều kiện bằng 0
C. Điều kiện sai
D. Điều kiện không xác định
Câu nào được phát biểu theo cách nói “Nếu… thì…” ?
A. Chúng ta sẽ đi đá bóng nếu ngày mai trời không mưa.
B. Ngày mai trời không mưa, chúng ta sẽ đi đá bóng.
C. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng ta sẽ đi đá bóng.
D. Nếu ngày mai trời không mưa, chúng ta sẽ đi đá bóng.
Phát biểu dạng “Nếu… thì…” với hình ảnh dưới đây:
A.
Nếu ra đường thì hãy đeo khẩu trang.B. Nên đeo khẩu trang nơi công cộng.
C. Hãy đeo khẩu trang nơi công cộng.
D. Nếu ra đường hãy đeo khẩu trang.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Câu nói dạng nếu…thì…công việc được thực hiện hay không không phụ thuộc vào điều kiện.
B. Trong câu nói dạng nếu…thì…công việc được thực hiện hay không phụ thuộc vào điều kiện.
C. Trong câu nói dạng nếu…thì…công việc và điều kiện không có mối quan hệ gì với nhau.
D. Trong câu nói dạng nếu…thì…công việc luôn được thực hiện.
Bạn An nói “Nếu ngày mai trời không mưa thì mình sẽ đến rủ bạn đi đá bóng”. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Điều kiện là “Nếu ngày mai trời không mưa”, công việc là “trời không mưa”
B. Công việc là “Nếu ngày mai trời không mưa”, điều kiện là “trời không mưa”
C. Công việc là “Nếu ngày mai trời không mưa”, điều kiện là “mình sẽ đến rủ bạn đi đá bóng”
D. Điều kiện là “Nếu ngày mai trời không mưa”, công việc là “mình sẽ đến rủ bạn đi đá bóng”
Chuyển câu nói “Khi đang sử dụng máy tính em phát hiện ra mùi khét từ dây điện, em sẽ gọi người lớn” sang dạng câu “Nếu ...thì…” là:
A. Khi đang sử dụng máy tính em phát hiện ra mùi khét từ dây điện, em sẽ gọi người lớn.
B. Nếu đang sử dụng máy tính em phát hiện ra mùi khét từ dây điện thì em sẽ gọi người lớn.
C. Khi đang sử dụng máy tính em phát hiện ra mùi khét từ dây điện, thì em sẽ gọi người lớn.
D. Nếu đang sử dụng máy tính em phát hiện ra mùi khét từ dây điện, em sẽ gọi người lớn.
Cho điều kiện là: Trời lạnh, công việc là: Mặc áo ấm. Phát biểu dạng “Nếu ...thì…” với điều kiện và công việc trên là:
A. Nếu trời lạnh thì em sẽ mặc áo ấm.
B. Trời lạnh thì em mặc áo ấm.
C. Nếu trời lạnh, em sẽ mặc áo ấm.
D. Em sẽ mặc áo ấm nếu trời lạnh.
Bố nói với em “Nếu ngày mai trời nắng thì bố sẽ đưa con đi công viên”. Trong câu nói trên khi nào thì “bố sẽ đưa con đi công viên”:
A. Nếu ngày mai trời không nắng.
B. Nếu ngày mai trời nắng.
C. Nếu ngày mai trời nắng và nếu ngày mai trời không nắng.
D. Không phụ thuộc thời tiết.
Cô giáo nói với cả lớp “Nếu năm học này có nhiều bạn đạt điểm cao cô sẽ thưởng cho các bạn một chuyến dã ngoại”. Điều kiện để cô giáo cho các bạn đi dã ngoại là:
A. Năm học này có nhiều bạn ngoan.
B. Trời không mưa.
C. Là ngày cuối tuần.
D. Năm học này có nhiều bạn đạt điểm cao.
Câu nào sau đây nói về một việc mà em chỉ làm trong một điều kiện thích hợp:
A. Nếu trời mưa thì em sẽ mặc áo mưa.
B. Ở nơi công cộng em phải đeo khẩu trang.
C. Vào cuối tuần chúng mình sẽ đi đá bóng.
D. Vào buổi sáng bố thường đưa em đi học.
“Nếu mai được mẹ cho phép thì tớ sẽ sang bạn chơi”. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu điều kiện xảy ra (được mẹ cho phép) thì công việc sẽ được thực hiện (tớ sẽ sang bạn chơi).
B. Công việc sẽ được thực hiện (tớ sẽ sang bạn chơi) không phụ thuộc vào điều kiện (được mẹ cho phép).
C. Nếu điều kiện không xảy ra (không được mẹ cho phép) thì công việc sẽ được thực hiện (tớ sẽ sang bạn chơi).
D. Nếu điều kiện xảy ra (được mẹ cho phép) thì công việc không được thực hiện (tớ sẽ không sang bạn chơi).
Điền vào dấu (…) trong câu sau để có được câu nói dạng “Nếu…thì…”:
…em được học sinh giỏi…bố sẽ cho đi du lịch.
A. Nếu em được học sinh giỏi bố sẽ cho đi du lịch.
B. Nếu em được học sinh giỏi thì bố sẽ cho đi du lịch.
C. Khi em được học sinh giỏi thì bố sẽ cho đi du lịch.
D. Nếu em được học sinh giỏi có lẽ bố sẽ cho đi du lịch.
Sử dụng cách nói “Nếu…thì…” để nói về bức ảnh dưới đây:
A.
Nếu cô giáo giảng bài em sẽ lắng nghe.B. Khi cô giáo giảng bài em sẽ lắng nghe.
C. Nếu cô giáo giảng bài thì em sẽ lắng nghe.
D. Cô giáo giảng bài thì em sẽ lắng nghe.