Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

 

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,

Mai sau con lớn vung chày lún sân...

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Biểu cảm

D.Thuyết minh

Câu 2:

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu?

A.Nhân hóa

B.Ẩn dụ

C.Điệp ngữ

D.So sánh

Câu 3:

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?

A.Đồng chí

B.Đoàn thuyền đánh cá

C.Bếp lửa

D.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Câu 4:

Lời ru của mẹ được trích theo cách dẫn nào?

A.Trực tiếp

B.Gián tiếp

C.Cả A và B đều đúng

D.Cả A và B đều sai

Câu 5:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

 

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,

Mai sau con lớn vung chày lún sân...

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện lên như thế nào qua đoạn trích trên?

A.Hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.

B.Hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nơi chiến trinh lửa đạn.

C.Hình ảnh người phụ nữ yêu thương con, yêu đất nước.

D.Đáp án A và C

Câu 6:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi

Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,

Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Khúc hát runhững em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

A.Chính Hữu

B.Nguyễn Khoa Điềm

C.Tố Hữu

D.Nguyễn Duy

Câu 7:

Đoạn trích ca ngợi tình cảm nào?

A.Tình phụ tử

B.Tình mẫu tử

C.Tình anh em

D.Tình yêu nước

Câu 8:

Biện pháp tu từ có trong câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”?

A.Nhân hóa, so sánh

B.Ẩn dụ, điệp ngữ

C.Hoán dụ, so sánh

D.So sánh, điệp từ

Câu 9:

Thành phần biệt lập nào có trong câu thơ “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi”?

A.Tình thái

B.Cảm thán

C.Phụ chú

D.Gọi đáp

Câu 10:

Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một văn bản rất hay nói về tình cảm phụ tử. Đó là bài thơ nào?

A.Lượm – Tố Hữu

B.Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

C.Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng

D.Làng– Kim Lân

Câu 11:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.

Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,

Mẹ địu em đi để giành trận cuối.

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

 

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,

Mai sau con lớn làm người Tự Do...

(Khúc hát runhững em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên được sáng tác trong thời kỳ nào?

A.Kháng chiến chống Pháp

B.Kháng chiến chống Mỹ

C.Khi đất nước hòa bình

D.Khi đất nước bước vào thời đại thống nhất và đổi mới

Câu 12:

Xét theo cấu tạo, câu thơ “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” thuộc kiểu câu gì?

A.Trần thuật

B.Cầu khiến

C.Cảm thán

D.Gọi đáp

Câu 13:

Ước mơ được thấy Bác Hồ của mẹ ẩn dụ cho điều gì?

A.Nhìn thấy bậc thánh nhân

B.Thấy được sự giàu có của dân tộc

C.Nước nhà thống nhất, Nam Bắc sum họp

D.Thấy được lý tưởng sống đích thực trên đời.

Câu 14:

Người mẹ Tà-ôi mong ước con mình sau này sẽ trở thành?

A.Doanh nhân thành đạt

B.Cậu bé thần đồng

C.Người lãnh đạo đất nước

D.Người tự do

Câu 15:

Lời ru trong đoạn trên xuất hiện khi nào?

A.Lời ru khi mẹ giã gạo.

B.Lời ru khi lao động sản xuất.

C.Lời ru khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.

D.Đáp án A và C