Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 9 Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ có đáp án - Đề 1

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Oxit được chia thành mấy loại?

A. 4 loại.
B. 3 loại.
C. 2 loại.
D. 1 loại.
Câu 2:

Canxi oxit là một?

A. axit.
B. bazơ.
C. oxit.
D. muối.
Câu 3:

SO2 là oxit

A. trung tính.
B. axit.
C. lưỡng tính.
D. bazơ.
Câu 4:

Cho các oxit: SO2, Na2O, CaO, CuO. Oxit không tác dụng được với nước là:

A. SO2.
B. Na2O.
C. CaO.
D. CuO.
Câu 5:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm pha dung dịch axit X loãng bằng rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước:

Hình vẽ trên minh họa nguyên tắc pha chế axit nào sau đây? (ảnh 1)

Hình vẽ trên minh họa nguyên tắc pha chế axit nào sau đây?

A. HCl.
B. H2SO4.
C. HNO3.
D. H3PO4.
Câu 6:

Phân biệt dung dịch NaCl và dung dịch K2SO4 đựng trong các bình riêng biệt, mất nhãn, người ta dùng

A. quỳ tím.
B. dung dịch KOH.
C. dung dịch BaCl2.
D. phenolphtalein.
Câu 7:

Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro đi qua oxit của kim loại N nung nóng, oxit này bị khử cho kim loại N. M và N có thể là cặp kim loại nào sau đây?

A. Đồng và chì.
B. Chì và kẽm.
C. Kẽm và đồng.
D. Đồng và bạc.
Câu 8:

Đơn chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng sinh ra chất khí?

A. Cacbon.
B. Sắt.
C. Bạc.
D. Lưu huỳnh.
Câu 9:

Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng?

Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng? (ảnh 2)
Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng? (ảnh 3)
Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng? (ảnh 4)
Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng? (ảnh 5)
Câu 10:

Trong các hợp chất sau: Fe2O3, Mn2O7, Cl2O7, Al2O3, ZnO, Cr2O3, Cr(NO3)3.7H2O, BaO, CO, NO, SO3. Số oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit axit và oxit trung tính tương ứng là:

A. 6, 2, 2, 2.
B. 5, 2, 1, 3.
C. 2, 3, 4, 2.
D. 4, 2, 2, 3.
Câu 11:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

A. HCl.
B. NaOH.
C. NaCl.
D. K2SO4.
Câu 12:

Cho các oxit sau: CaO, Na2O, K2O, Al2O3, SO3, ZnO, CuO, BaO. Số oxit tan hoàn toàn trong nước dư tạo thành dung dịch bazơ là:

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13:

Cho các oxit sau: CrO3, Mn2O7, Fe2O3, CuO, SO3, P2O5, CO, NO, CO2, SO2. Số oxit tác dụng với nước tạo thành axit tương ứng là:

A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 14:

Cho các chất sau: Na2O, CuO, NO, CO2, Al2O3, ZnO. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là

A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 15:

Cho các chất sau: Al, Cu, Fe, Al2O3, NaOH, BaCl2, SO3, N2O, K2CO3. Số chất tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là:

A. 7.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Câu 16:

Để nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn, riêng biệt sau: HCl, KOH, NaCl người ta dùng

A. phenolphtalein.
B. quỳ tím.
C. than.
D. dung dịch H2SO4.
Câu 17:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng đồng (II) oxit. Hiện tượng quan sát được là:

A. bột CuO màu đen bị hòa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
B. bột CuO màu đỏ bị hòa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
C. bột CuO màu đen bị hòa tan, thu được chất rắn màu xanh lam.
D. bột CuO màu đỏ bị hòa tan, thu được chất rắn màu xanh lam.
Câu 18:

Cho các chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, CaCO3, Na2CO3, NaNO3, KClO3, NaHCO3. Số chất bị phân hủy khi đun nóng ở nhiệt độ cao là:

A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 19:

Cho m gam nhôm tan hoàn toàn trong dung dịch axit sunfuric loãng thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là:

A. 2,70.
B. 1,35.
C. 5,40.
D. 10,80.
Câu 20:

Cho 150ml dung dịch Na2SO4 0,2M tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 4,11.
B. 2,33.
C. 6,99.
D. 4,66.
Câu 21:

Cho 29,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 16,8.
B. 45,6.
C. 12,8.
D. 27,o.
Câu 22:

Cho 19,2 gam Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24.
B. 3,36.
C. 4,48
D. 6,72.
Câu 23:

Cho 2,4 gam cacbon tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48.
B. 13,44.
C. 8,96.
D. 15,68.
Câu 24:

Dãy kim loại tan hoàn toàn trong H2O ở điều kiện thường là:

A. Fe, Na, K.
B. Ca, Ba, K.
C. Ca, Mg, Na.
D. Al, Ba, K.
Câu 25:

Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng cho khí H2. Mặt khác, oxit của X bị khí H2 khử thành kim loại ở nhiệt độ cao. X là kim loại nào?

A. Fe.
B. Al.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 26:

Khi đun nóng, H2 khử được oxit nào dưới đây?

A. Al2O3.
B. CaO.
C. MgO.
D. CuO.
Câu 27:

Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 28:

Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là:

A. Mg.
B. Al.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 29:

Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 0,72.
B. 1,35.
C. 0,81.
D. 1,08.
Câu 30:

Hòa tan hết 14,5 gam hỗn hợp Zn, Fe, Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,6 gam H2. Khối lượng muối thu được là:

A. 43,3 gam.
B. 43,6 gam.
C. 44,5 gam.
D. 72,7 gam.
Câu 31:

Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là:

A. 74,92%.
B. 72,06%.
C. 27,94%.
D. 62,76%.