Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 9 Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ có đáp án - Đề 17

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dãy các kim loại được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là:

A. Al, Fe, Cu, Ag.
B. Cu, Fe, Ag, Al.
C. Ag, Cu, Al, Fe.
D. Fe, Al, Ag, Cu.
Câu 2:

Chất có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng:

A. CO2.
B. K2O.
C. P2O5.
D. SO2.
Câu 3:

Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ

A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH.
B. 1 mol HCl và 1 mol KOH.
C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl.
D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH.
Câu 4:

Có các kim loại sauL Na, Al Fe, Ba. Số kim loại tác dụng với H2O ở điều kiện thường là:

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5:

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4 là:

A. Na, Al, Cu, Au.
B. Al, Fe, Mg, Cu.
C. Na, Al, Fe, Zn.
D. K, Mg, Ag, Fe.
Câu 6:

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Na, Al, Cu, Mg.
B. Zn, Mg, Na, Al.
C. Fe, Cu, K, Mg.
D. K, Na, Al, Ag.
Câu 7:

Lấy 3,1 gam Na2O hòa tan trong nước để được 100ml dung dịch. Nồng độ mol/l của dung dịch thu được là:

A. 0,5M.
B. 0,05M.
C. 0,10M.
D. 1,0M.
Câu 8:

Dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch trên?

A. Fe.
B. Mg.
C. Cu.
D. Zn.
Câu 9:

Cho thí nghiệm mô tả như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Cho thí nghiệm mô tả như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là không đúng? (ảnh 1)
A. Khi thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2 thì dung dịch Ba(OH)2 vẫn bị vẩn đục.
B. Khi thay Na2SO3 bằng CaSO3 thì vẫn thu được khí SO2.
C. Khi thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch HCl thì vẫn thu được khí SO2.
D. Khi thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch NaOH thì dung dịch NaOH cũng bị vẩn đục.
Câu 10:

Chất nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH?

A. Al2O3.
B. Al.
C. Na.
D. Mg.
Câu 11:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 7,84.
B. 1,12.
C. 6,72.
D. 4,48.
Câu 12:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là:

A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.
C. AgNO3 và Mg(NO3)2.
D. Fe(NO3)2 và AgNO3.
Câu 13:

Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa để sản xuất xút, người ta thu được 560 lít khí clo (đktc). Khối lượng muối ăn chứa 98% NaCl cần dùng để điện phân là:

A. 2,985kg.
B. 2,925kg.
C. 2,867kg.
D. 1,492kg.
Câu 14:

Cho 3,36 gam Fe tác dụng trực tiếp với 2,24 lít khí Cl2 (đktc) thì có thể điều chế được số gam muối là:

A. 9,75 gam.
B. 7,62.
C. 8,32.
D. 5,76.
Câu 15:

Đổ dung dịch chứa 30 gam HCl 30% vào dung dịch chứa 60 gam dung dịch NaOH 15%. Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu

A. màu đỏ.
B. màu xanh.
C. không đổi màu.
D. không xác định được.
Câu 16:

Đốt bột nhôm trong khí clo thấy khối lượng chất rắn tăng 7,1 gam. Khối lượng nhôm đã phản ứng là:

A. 2,7 gam.
B. 1,8 gam.
C. 4,05 gam.
D. 5,4 gam.
Câu 17:

Cho 2,96 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào bình đựng khí clo dư, nung nóng. Sau phản ứng thu được 9,35 gam hỗn hợp muối clorua. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X là:

A. 57,14%.
B. 75,68%.
C. 42,86%.
D. 24,32%.
Câu 18:

Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68% so với ban đầu. Kim loại đã dùng là:

A. Al.
B. Mg.
C. Fe.
D. Zn.
Câu 19:

Cho 9,4 gam hỗn hợp X gồm ZnO, CuO, MgO, Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là:

A. 20,05 gam.
B. 17,65 gam.
C. 12,23 gam.
D. 15,25 gam.
Câu 20:

Trộn một ít bột MnO2 với KClO3 thu được 80 gam hỗn hợp X. Nhiệt phân hỗn hợp X đến khối lượng không đổi thu được 60,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của KClO3 trong hỗn hợp X là:

A. 38,75%.
B. 61,25%.
C. 75,25%.
D. 80,65%.