Trắc nghiệm tổng hợp Vật lí 2023 có đáp án (Phần 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Một người đi xe đạp trên \(\frac{2}{3}\) đoạn đường đầu với vận tốc trung bình 15 km/h và \(\frac{1}{3}\) đoạn đường sau với vận tốc trung bình 20 km/h. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là bao nhiêu?
A. 17,5 km/h.
B. 12 km/h.
C. 15 km/h.
D. 16,36 km/h.
Câu 2:
Một người đi xe đạp trên \(\frac{2}{3}\) đoạn đường đầu với vận tốc trung bình 10 km/h và \(\frac{1}{3}\) đoạn đường sau với vận tốc trung bình 20 km/h. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là bao nhiêu?
A. 12 km/h.
B. 15 km/h.
C. 17 km/h.
D. 13,3 km/h.
Câu 3:
Một ca nô chạy trong hồ nước yên lặng có vận tốc tối đa 18 km/h. Nếu ca nô chạy ngang một con sông có dòng chảy theo hướng Bắc – Nam với vận tốc lên tới 5 m/s thì vận tốc tối đa nó có thể đạt được so với bờ sông là bao nhiêu và theo hướng nào?
A. \(5\sqrt 2 \)m/s, hướng 45o Đông – Nam.
B. \(5\sqrt 2 \)m/s, hướng 45o Đông – Nam.
C. \(5\sqrt 2 \)m/s, hướng 45o Đông – Bắc.
D. \(5\sqrt 2 \)m/s, hướng 45o Đông – Bắc.
Câu 4:
Thả một hòn đá từ mép một vách núi dựng đứng xuống vực sâu. Sau 4 s từ lúc thả thì nghe thấy tiếng hòn đá chạm đáy vực sâu. Biết g = 9,8 m/s2 và tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Tìm chiều cao vách đá bờ vực đó.
A. 76 m.
B. 58 m.
C. 70 m.
D. 82 m.
Câu 5:
Thả một hòn đá từ mép một vách núi dựng đứng xuống vực sâu. Sau 3,96 s từ lúc thả thì nghe thấy tiếng hòn đá chạm đáy vực sâu. Biết g = 9,8 m/s2 và tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Tìm chiều cao vách đá bờ vực đó.
A. 76 m.
B. 58 m.
C. 69 m.
D. 82 m.
Câu 6:
Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 1,2 cm. Hai điểm A, B trên dây, biết AB = 7 cm và tại A là một bụng sóng. Tính số bụng sóng và nút sóng có trên đoạn dây AB.
A. 11 bụng, 12 nút.
B. 12 bụng, 13 nút.
C. 12 bụng, 12 nút.
D. 12 bụng, 11 nút.
Câu 7:

Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng:

x = 4t - 10 (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 h chuyển động là bao nhiêu?

A. - 2 km.
B. 2 km.
C. - 8 km.
D. 8 km.
Câu 8:
Một giọt thủy ngân hình cầu bán kính 1 mm tích điện q = 3,2.10-13C đặt trong không khí. Tính cường độ điện trường và điện thế của giọt thủy ngân trên bề mặt giọt thủy ngân.
A. 2880 V/m; 2,88 V.
B. 3200 V/m; 2,88 V.
C. 3200 V/m; 3,2 V.
D. 2880 V/m; 3,45 V.
Câu 9:

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Vật sáng AB vuông góc với trục chính thấu kính tại A, cách thấu kính 30 cm. Ảnh tạo bởi thấu kính có đặc điểm gì?

A. Cách thấu kính 60 cm, cao gấp 2 lần vật, cùng chiều với vật
B. Cách thấu kính 60 cm, cao gấp 2 lần vật, ngược chiều với vật.
C. Cách thấu kính 10 cm, cao bằng nửa vật, cùng chiều với vật.
D. Cách thấu kính 10 cm, cao bằng nửa vật, ngược chiều với vật.
Câu 10:
Một lò xo bị giãn thêm 2,5 cm khi treo vật nặng 250 g vào lò xo. Lấy g = π2 = 10 m/s2. Chu kì dao động tự do của con lắc gồm lò xo và vật nặng nói trên khi đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát bằng bao nhiêu?
A. 0,28 s.
B. 1 s.
C. 0,5 s.
D. 0,316 s.
Câu 11:
Một lò xo giãn ra 2,5 cm khi treo vào nó một vật có khối lượng 250 g. Chu kì của con lắc được tạo thành như vậy là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.
A. 10 s.
B. 1 s.
C. 0,31 s.
D. 126 s.
Câu 12:
Một vật có khối lượng 4,5 kg được buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây một lực bằng bao nhiêu để vật được cân bằng? Chọn kết quả đúng. Lấy g \( \approx \)10 m/s2 .
A. F > 45 N.
B. F = 45 N.
C. F < 45 N.
D. F = 4,5 N.
Câu 13:

Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = R2 = R3 = 6Ω , R4 = 2Ω . Tính điện trở tương đương của mạch khi ta nối M và B bằng một ampe kế có điện trở rất nhỏ?

Media VietJack

A. R = 20 Ω.
B. R = \(\frac{9}{3}\Omega \) .
C. R = \(\frac{{10}}{3}\Omega \).
D. R = 14Ω.
Câu 14:
Ở một tầng tháp cách mặt đất 45 m, một người thả rơi một vật. Một giây sau, người đó ném vật thứ hai xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném vật thứ hai. (g = 10 m /s2).
A. \(\frac{{15}}{3}m/s\).
B. \(\frac{{25}}{3}m/s\).
C. \(\frac{{35}}{3}m/s\).
D. \(\frac{{20}}{3}m/s\).
Câu 15:
Một vật rơi tự do từ độ cao 5 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc khi chạm đất của vật là:
A. 7 m/s.
B. 10 m/s.
C. 10 m/s2.
D. 5 m/s.
Câu 16:
Một đoàn xe cơ giới có đội hình dài 1500 m di chuyển với vận tốc 40 km/h. Người chỉ huy ở đầu xe trao cho một chiến sĩ đi mô tô một mệnh lệnh chuyển xuống xe cuối. Chiến sĩ ấy đi và về với cùng một vận tốc và hoàn thành nhiệm vụ trở về báo cáo mất một thời gian 5 phút 24 s. Tính tốc độ chiến sĩ đi mô tô.
A. 60 km/h.
B. 54 km/h.
C. 18 km/h.
D. 20 km/h.
Câu 17:
Một đoàn xe cơ giới có đội hình dài 1500 m hành quân với vận tốc 40 km/h. Người chỉ huy ở xe đầu trao cho một chiến sĩ đi mô tô một mệnh lệnh chuyển xuống xe cuối. Chiến sĩ ấy đi và về với cùng một vận tốc và hoàn thành nhiệm vụ trở về báo cáo mất một thời gian 5 phút 24 giây. Vận tốc của chiến sĩ đi mô tô là
A. 16,67 m/s.
B. 44,8 km/h.
C. 44,9 m/s.
D. 16,67 km/h.
Câu 18:
Một hòn sỏi được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc ban đầu bằng 9.8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. Vận tốc của hòn sỏi ngay trước khi chạm đất là
A. 9,8 m/s.
B. 19,6 m/s.
C. 29,4 m/s.
D. 38,2 m/s.
Câu 19:
Một hòn sỏi được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc ban đầu bằng 9.8m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. Hòn bi rơi tới đất sau khoảng thời gian là
A. 1 s.
B. 2 s.
C. 3 s.
D. 4 s.
Câu 20:
Đặt một điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 cos100\pi t\,\left( V \right)\) vào hai đầu một đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 100 Ω, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Khi đó, điện áp hai đầu tụ điện là \({u_2} = 100\sqrt 2 cos\left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\,\left( V \right)\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB bằng
A. 100 W.
B. 300 W.
C. 400 W.
D. 200 W.
Câu 21:
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường S mất 3 s. Tìm thời gian vật đi được 8/9 đoạn đường cuối.
A. 2 s.
B. 3 s.
C. 4 s.
D. 5 s.
Câu 22:

Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Hành khách nghiêng sang phải.
B. Hành khách nghiêng sang trái.
C. Hành khách ngã về phía trước.
D. Hành khách ngã về phía sau.
Câu 23:
Mạch điện gồm điện trở R = \(2\Omega \) mắc thành mạch điện kín với nguồn điện có suất điện động E = 3 V, r = \(1\Omega \) thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài và hiệu suất của nguồn điện là
A. 2 W; 66,66 %.
B. 3 W; 33,33 %.
C. 4,5 W; 66,66 %.
D. 18 W; 33,33 %.
Câu 24:
Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ε. Khi đó hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.
A. không thay đổi.
B. tăng lên ε lần.
C. giảm đi ε lần.
D. tăng lên ε² lần.
Câu 25:
Trên hình vẽ, vật có khối lượng m = 500g, α = 450, dây AB song song với mặt phẳng nghiêng, hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µn = 0,5. Hãy tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 9,8m/s2
Media VietJack
A. 1,73 N.
B. 2,5 N.
C. 1,23 N.
D. 2,95 N.
Câu 26:
Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với tốc độ ban đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất?
A. 1 s.
B. 2 s.
C. 3 s.
D. 4 s.
Câu 27:
Một hòn sỏi được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc ban đầu bằng 9.8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. Vận tốc của hòn sỏi ngay trước khi chạm đất là
A. 9,8 m/s.
B. 19,6 m/s.
C. 29,4 m/s.
D. 38,2 m/s.
Câu 28:
Một gàu nước khối lượng 12 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5 m trong khoảng thời gian t giây (lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là 6 W. Thời gian t là
A. 120 s.
B. 100 ms.
C. 100 s.
D. 50 s.
Câu 29:
Treo một vật nặng có thể tích 0,5 dm3 vào đầu của lực kế rồi nhúng ngập vào trong nước, khi đó lực kế chỉ giá trị 5 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3, trọng lượng thực của vật nặng là
A. 10 N.
B. 5,5 N.
C. 5 N.
D. 0,1 N.
Câu 30:
Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau với biên độ a, bước sóng là 10 cm. Điểm N cách A một khoảng 25 cm, cách B một khoảng 10 cm sẽ dao động với biên độ là
A. 2a.
B. a.
C. – 2a.
D. 0.
Câu 31:
Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động cùng pha với cùng tần số f = 12 Hz. Tại điểm M cách các nguồn A, B những đoạn d1 = 18 cm, d2 = 24 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai đường cong cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 24 cm/s.
B. 26 cm/s.
C. 28 cm/s.
D. 20 cm/s.
Câu 32:

Cho mạch điện như hình vẽ.

Media VietJack

Trong đó \(r = 2\Omega ;\,\,{R_1} = 1\Omega ;\,\,{R_2} = 4\Omega ;\,\,{R_3} = 3\Omega ;\,\)\({R_4} = 8\Omega \) và UMN = 1,5 V. Điện trở của dây nối không đáng kể. Suất điện động của nguồn là

A. 30 V.
B. 24 V.
C. 48 V.
D. 12 V.
Câu 33:
Một bóng đèn được nối với nguồn 120V. Năng lượng mà nguồn cung cấp cho đèn trong 1 phút là 1800 J. Cường độ dòng điện chạy qua đèn là
A. 0,25 A.
B. 0,5 A.
C. 0,75 A.
D. 1 A.
Câu 34:
Một bóng đèn có dòng điện chạy qua là 500 mA khi nối với nguồn 120 V. Năng lượng mà nguồn cung cấp cho đèn trong 5 phút là
A. 300 J.
B. 9000 J.
C. 18000 J.
D. 180000 J.
Câu 35:

Cho mạch điện hình vẽ:

Media VietJack

Biết \(R = 4\Omega \), đèn Đ ghi 6 V – 3 W, UAB = 9 V không đổi, Rx là biến trở. Điện trở của đèn không đổi. Xác định giá trị của Rx để đèn sáng bình thường.

A. \(12\Omega \).
B. \(6\Omega \).
C. \(24\Omega \).
D. \(9\Omega \).
Câu 36:
Một vật sáng AB đặt cách màn chắn một khoảng L = 90 cm. Trong khoảng giữa vật sáng và màn chắn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với AB và màn. Khoảng cách giữa 2 vị trí đặt thấu kính để ảnh rõ nét trên màn chắn là l = 30 cm. Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ. Cho biết \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\) (d là khoảng cách từ vật đến thấu kính; d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính).
A. 10 cm.
B. 20 cm.
C. 30 cm.
D. 40 cm.
Câu 37:
Một ca nô chạy xuôi dòng sông dài 150 km. Vận tốc của ca nô khi nước không chảy là 25 km/h, vận tốc của dòng nước chảy là 5 km/h. Tính thời gian ca nô đi hết đoạn sông đó.
A. 5 h.
B. 12 h.
C. 13 h.
D. 14 h.
Câu 38:
Quả cầu I có khối lượng gấp đôi quả cầu II. Cùng một lúc tại độ cao h, quả cầu I được thả rơi còn quả cầu II được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn phát biểu đúng?
A. Quả cầu I chạm đất trước.
B. Quả cầu II chạm đất trước.
C. Cả hai quả cầu I và II chạm đất cùng một lúc.
D. Quả cầu II chạm đất trước, khi nó được ném với vận tốc đủ lớn.
Câu 39:
Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức điện do điện tích q > 0 gây ra. Biết độ lớn của cường độ điện trường tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của AB.
A. 10 V/m.
B. 15 V/m.
C. 20 V/m.
D. 16 V/m.
Câu 40:
Hai tụ điện có điện dung \({C_1} = 2\mu F,\,\,{C_2} = 3\mu F\) lần lượt được tích điện đến hiệu điện thế U1 = 200 V, U2 = 400 V. Sau đó nối hai cặp bản tích điện cùng dấu của hai tụ điện với nhau. Hiệu điện thế của bộ tụ có giá trị nào sau đây?
A. 120 V.
B. 200 V.
C. 320 V.
D. 160 V.
Câu 41:
Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì hiệu điện thế hiệu dụng trên các phần tử R, L và C đều bằng nhau và bằng 20 V. Khi tụ bị nối tắt thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở bằng
A. \(30\sqrt 2 \,V\).
B. \(10\sqrt 2 \,V\).
C. 20 V.
D. 10 V.
Câu 42:
Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L và C đều bằng nhau và bằng 100 V. Khi tụ bị nối tắt thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở bằng
A. \(100\sqrt 2 \,V\).
B. 50 V.
C. 100 V.
D. \(50\sqrt 2 \,V\).
Câu 43:
Lúc 7 giờ, một người ở A chuyển động thẳng đều với v = 36 km/h đuổi theo người ở B đang chuyển động với v = 5 m/s. Biết AB = 18 km. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu kilomet?
A. 9 h; 72 km.
B. 1 h; 36 km.
C. 8 h; 36 km.
D. 2 h; 72 km.