Trắc nghiệm tổng hợp Vật lí 2023 có đáp án (Phần 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm.
A. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
B. Kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.
C. Kim nam châm không thay đổi hướng.
D. Kim nam châm mất từ tính.
Câu 2:
Một điện trường đều cường độ 4000 V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6 cm, AC = 8 cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BA: 
A. 144 V.
B. 120 V.
C. 72 V.
D. 44 V.
Câu 3:
Tạo sóng ngang trên một sợi dây AB = 0,3 m căng nằm ngang, với chu kì 0,02 s, biên độ 2 mm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1,5 m/s. Sóng lan truyền từ đầu A cố định đến đầu B cố định rồi phản xạ về A. Chọn sóng tới B có dạng uB = Acosωt. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M cách B  một khoảng 0,5 cm là
A. u = \[2\sqrt 3 \]cos(100πt – π/2) mm
B. u = 2cos100πt(mm)
C. u = \[2\sqrt 3 \]cos(100πt) mm
D. u = 2cos(100πt – π/2) cm
Câu 4:
Cho bốn điện trở giống nhau mắc nối tiếp. Biết \[{U_{AB}}\] = 132 V và duy trì ổn định. Mắc vôn kế có điện trở \[{R_V}\] vào hai điểm A, C nó chỉ 44 V. Nếu mắc vào hai điểm A và D vôn kế chỉ bao nhiêu?
Media VietJack
A. 22 V.
B. 24 V.
C. 32 V.
D. 28 V.
Câu 5:
Cho hai lực \[\overrightarrow {{F_1}} \] và \[\overrightarrow {{F_2}} \] cùng tác động vào một vật đặt tại điểm O, biết hai lực \[\overrightarrow {{F_1}} \] và \[\overrightarrow {{F_2}} \] đều có cường độ là 50 (N) và chúng hợp với nhau một góc 60°. Hỏi vật đó phải chịu một lực tổng hợp có cường độ bằng bao nhiêu?
A. 100 (N).
B. \[50\sqrt 3 \](N).
C. \[100\sqrt 3 \](N).
D. Đáp án khác.
Câu 6:
Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?

A. - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 

     - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

B. - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 

     - Lực tác dụng lên một vật chỉ làm biến đổi chuyển động của vật, không thể làm cho vật bị biến dạng.

C. - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 

    - Lực tác dụng lên một vật không thể làm biến đổi chuyển động của vật.

D. - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 

    - Lực tác dụng lên một vật không thể làm cho vật bị biến dạng.

Câu 7:

Cho mạch điện như hình vẽ:

Media VietJack

Đèn Đ1 loại 3 V - 1,5 W, đèn Đ2 loại 6 V - 3 W. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 9 V. Ampe kế A và dây nối có điện trở không đáng kể. Điều chỉnh cho R1 = 1,2 \[\Omega \] và R2 = 2 \[\Omega \]. Tìm số chỉ của ampe kế, các đèn sáng thế nào?

A. 1,5 A. Đèn Đ1 và Đ2 sáng hơn lúc bình thường.
B. 3 A. Đèn Đ1 và Đ2 sáng hơn lúc bình thường.
C. 1,5A. Đèn Đ1 và Đ2 sáng bình thường.
D. 3A. Đèn Đ1 và Đ2 sáng bình thường.
Câu 8:

Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó bộ nguồn gồm 8 nguồn giống nhau, mỗi cái có suất điện động 5V, có điện trở trong \(0,25\,\,\Omega \) mắc nối tiếp, đèn Đ có loại 4V - 8W, \({R_1} = 3\Omega \), \({R_2} = {R_3} = 2\Omega \), \({R_p} = 4\Omega \) và \({R_p}\)là bình điện phân đựng dung dịch \(A{l_2}{(S{O_4})_3}\)có cực dương bằng Al. Đương lượng gam của nhôm là 9. Điều chỉnh biến trở \({R_b} = a(\Omega )\) thì đèn Đ sáng bình thường lúc này độ lớn hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là b (V). Khối lượng Al giải phóng ở cực âm trong thời gian (a + b) giờ là:

Media VietJack

A. 4,46 g.
B. 2,3 g.
C. 2,55 g.
D. 2,66 g.
Câu 9:
Có mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động E = 24 V và có điện trở trong r = 1 \[\Omega \], trên các bóng đèn có ghi Đ1 (12 V – 6 W), Đ2 (12 V – 12 W), điện trở r = 3 \[\Omega \]. Tính cường độ dòng điện qua các bóng đèn.
Media VietJack
A. \[{I_1} = \frac{2}{3}A;\,{I_2} = \frac{1}{3}A.\]
B. \[{I_1} = \frac{2}{3}A;\,{I_2} = \frac{4}{3}A.\]
C. \[{I_1} = \frac{1}{3}A;\,{I_2} = \frac{1}{3}A.\]
D. \[{I_1} = \frac{1}{3}A;\,{I_2} = \frac{2}{3}A.\]
Câu 10:
Trong không gian có điện trường, một electron chuyển động với vận tốc \({3.10^7}m/s\), bay ra từ một điểm A có điện thế 6000 V và đi dọc theo đường sức của điện trường đến điểm B thì vận tốc bằng không. Biết khối lượng và điện tích của êlectron lần lượt là \({9,1.10^{ - 31}}kg\)và \( - {1,6.10^{ - 19}}C\). Điện thế của điện trường tại B là
A. 3441 V.
B. 3260 V.
C. 3004 V.
D. 2820 V.
Câu 11:
Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp lí thuyết
A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm.
B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất.
C. Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy hoặc bay hơi của một chất.
D. Ném một quả bóng lên trên cao.
Câu 12:
Con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật ở vị trí cân bằng lò xo dãn 10 cm. Lấy\(g = 10\left( {\frac{m}{{{s^2}}}} \right)\). Từ vị trí cân bằng ta kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tỉ số giữa thời gian lò xo nén và dãn trong một chu kì là \[\frac{1}{3}\] . Khi qua vị trí cân bằng vận tốc của vật có độ lớn là:
A. 80 cm/s
B. 200 cm/s
C. 100 cm/s
D. \[100\sqrt 2 \] cm/s.
Câu 13:
Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau được treo ở hai đầu dây có cùng chiều dài. Hai đầu kia của hai dây móc vào cùng một điểm. Cho hai quả cầu tích điện bằng nhau, lúc cân bằng chúng cách nhau R = 6,35 cm. Chạm tay vào một trong hai quả cầu, hãy tính khoảng cách R giữa hai quả cầu sau khi chúng đạt vị trí cân bằng mới. Giả thiết chiều dài mỗi dây khá lớn so với khoảng cách hai quả cầu lúc cân bằng. Lấy \[\sqrt[3]{4} = 1,5785\].
A. 2 cm.
B. 3 cm.
C. 6 cm.
D. 4 cm.
Câu 14:
Một điện kế có thể đo được dòng điện tối đa là 10 mA để dùng làm vôn kế có thể đo tối đa 25V thì người ta sẽ dùng thêm.
A. Điện trở nhỏ hơn \[2\,\Omega \] mắc song song với điện thế đó.
B. Điện trở lớn hơn \[2\,\Omega \] mắc song song với điện thế đó.
C. Điện trở nhỏ hơn \[2\,\Omega \] mắc nối tiếp với điện thế đó.
D. Điện trở lớn hơn \[2\,\Omega \] mắc nối tiếp với điện thế đó.
Câu 15:
Một con lắc lò xo m = 0,2 kg; k = 80 N/m  đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Kéo quả nặng đến vị trí lò xo giãn 2 cm và thả nhẹ. Trong quá trình dao động, động năng cực đại của con lắc là:
A. 32 mJ.
B. 4 mJ.
C. 16 mJ.
D. 8 mJ.
Câu 16:
Trên một tụ điện có ghi 220 V – 1000 pF. Các thông số này cho ta biết điều gì?
A. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.
B. Điện áp định mức của tụ 220 V và trị số điện dung của tụ điện là 1000 pF.
C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.
D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.
Câu 17:
Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng, sau 4 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s, lấy g = 9,9 m/ \({s^2}\). Độ sâu ước lượng của giếng là:
A. 63 m.
B. 95 m.
C. 79 m.
D. 71 m.
Câu 18:
Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 8 cm, chu kì T = 0,5 s, khối lượng quả nặng m = 0,4 kg. Lực hồi phục cực đại?
A. 4 N.
B. 5,12 N.
C. 5 N.
D. 0,512 N.
Câu 19:
Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 8 cm chu kì T = 0,5 s, đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Khối lượng quá nặng là 100 g. Giá trị lớn nhất của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng là:
A. 2,20 N.
B. 0,63 N.
C. 1,26 N.
D. 4,00 N.
Câu 20:
Năng lượng của con lắc lò xo tỉ lệ với bình phương của
A. khối lượng của vật nặng.
B. độ cứng của lò xo.
C. chu kỳ dao động.
D. biên độ dao động.
Câu 21:
Một vật nặng 312 g đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc 108 km/h thì bị hãm phanh sau một khoảng thời gian thì còn 18 km/h. Tính công của tổng hợp lực tác dụng lên vật.
A. -136,5 J.
B. -89,3 J.
C. -125,6 J.
D. -153,2 J.
Câu 22:
Một bếp điện có hai dây điện trở R1 = 10 W; R2 = 20 W được dùng để đun sôi một ấm nước. Nếu chỉ dùng dây thứ nhất thì thời gian cần thiết để đun sôi nước là t1 = 10 phút. Nếu chỉ dùng dây có điện trở R2 thì thời gian t2 cần thiết để đun sôi nước là bao nhiêu? (Cho U = không đổi).
A. 25 phút.
B. 20 phút.
C. 40 phút.
D. 30 phút.
Câu 23:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: E = 12 V; \[{{\rm{R}}_1}\] = 5 Ω; \[{{\rm{R}}_2}\] = 12 Ω; bóng đèn Đ: 6 V – 3 W. Bỏ qua điện trở các dây nối. Để đèn sáng bình thường thì điện trở trong r của nguồn có giá trị.
Media VietJack
A. 1 .
B. 2 .
C. 5 .
D. 5,7 .