Trắc nghiệm Vật lí 6 Bài 1 (có đáp án): Đo độ dài

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chọn phương án sai

Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là

A. mét (m)

B. kilômét (km)

C. mét khối (m3)

D. đềximét (dm)

Câu 2:

Giới hạn đo của thước là

A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.

B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

D. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước.

Câu 3:

Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?

A. Thước dây

B. Thước mét

C. Thước kẹp

 D. Compa

Câu 4:

Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là

A. mét (m)  

B. xemtimét (cm)

C. milimét (mm)

D. đềximét (dm)

Câu 5:

Độ chia nhỏ nhất của một thước là

A. số nhỏ nhất ghi trên thước.

B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.

C. độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.

D. độ lớn nhất ghi trên thước.

Câu 6:

Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước.

Bài tập: Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. 1 mm    

B. 0,2 cm

C. 0,2 mm 

D. 0,1 cm

Câu 7:

Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:

A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm

B. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm

C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm

D. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm

Câu 8:

Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình

Bài tập: Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.

B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.

C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm

D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.

Câu 9:

Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị:

 A. Kilômét

B. Năm ánh sáng

C. Dặm   

D. Hải lí

Câu 10:

Thuật ngữ “Tivi 21 inches” để chỉ:

A. Chiều dài của màn hình tivi.

B. Đường chéo của màn hình tivi.

C. Chiều rộng của màn hình tivi.

D. Chiều rộng của cái tivi.

Câu 11:

Chọn câu trả lời đúng.

Thuật ngữ “Tivi 24 inch” để chỉ:

A. Chiều cao của màn hình tivi

B. Chiều rộng của màn hình tivi

C. Đường chéo của màn hình tivi

D. Chiều rộng của cái tivi

Câu 12:

Chọn câu đúng:

A. “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều cao của màn hình tivi

B. “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của màn hình tiv

C. “Tivi 17 inch” có nghĩa là đường chéo của màn hình tivi

D. “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của cái tivi

Câu 13:

Chọn câu trả lời đúng.

Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19 inch. Đường chéo của màn hình đó có kích thước:

A. 48,26mm

B. 4,826mm

C. 48,26cm

D. 48,26dm

Câu 14:

Chọn câu trả lời đúng:

Điện thoại của Toàn có cỡ 5,5inch, vậy đường chéo màn hình điện thoại có kích thước:

A. 13,62cm

B. 13,97cm

C. 13,57cm

D. 13,69cm

Câu 15:

Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm. ĐCNN của thước đó là:

A. 1mm

B. 2mm

C. 3mm

D. 4mm

Câu 16:

Để đo kích thước cỡ nguyên tử thì ta dùng giai đo:

A. 1010m(ký hiệu là A0đọc là Angstron)

B. 103m

C. Năm ánh sáng

D. Dặm

Câu 17:

Phía sau sách vật lý 6 có ghi: khổ 17 × 24cm. Các con số đó lần lượt chỉ:

A. Chiều dài và chiều rộng cuốn sách

B. Chiều rộng và chiều dài cuốn sách

C. Chu vi và chiều rộng cuốn sách

D. Chiều rộng và đường chéo cuốn sách

Câu 18:

Phía sau một quyển sổ có ghi: khổ 15 × 20cm. Các con số đó lần lượt chỉ:

A. Chiều dài và chiều rộng cuốn sách

B. Chiều rộng và chiều dài cuốn sách

C. Chu vi và chiều rộng cuốn sách

D. Chiều rộng và đường chéo cuốn sách

Câu 19:

Hãy ghép tên dụng cụ đo với tên các vật cần đo cho thích hợp nhất trong các trường hợp sau: Đáp án nào sau đây đúng nhất:

Đáp án nào sau đây đúng nhất:

A. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d; 5 - e

B. 1 - a; 2 - b; 3 - d; 4 - e; 5 - c

C. 1 - b; 2 - b; 3 - a; 4 - d; 5 - c

D. 1 - a; 2 - b; 3 - e; 4 - d; 5 - c

Câu 20:

Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn:

A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm

B. Thước đo GHĐ 1m và ĐCNN 1mm

C. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm

D. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm

Câu 21:

Một người dùng thước thẳng có ĐCNN là 0,5cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lý 6. Trong các kết quả ghi dưới đây, kết quả nào đúng?

A. 23,75cm

B. 24,25cm

C. 24cm

D. 24,15cm

Câu 22:

Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?

A. 5m

B. 50dm

C. 500cm

D. 50,0dm

Câu 23:

Trong phép đo độ dài của một vật. Có 5 sai số thường gặp sau đây:

(I) Thước không thật thẳng

(II) Vạch chia không đều

(III) Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật

(IV) Đặt mắt nhìn lệch

(V) Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước.

Sai số mà người đo có thể khắc phục được là:

A. (I) và (II)

B. (III); (IV) và (V)

C. (I); (III); (IV) và (V)

D. Cả 5 sai số trên, người đo đều có thể khắc phục được

Câu 24:

Chọn câu đúng:

Nguyên nhân sai số mà người đo không thể khắc phục được:

A. Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật

B. Một đầu của vật không đúng vạch sô 0 của thước

C. Vạch chia không đều

D. Đặt mắt nhìn lệch

Câu 25:

Để đo độ dài của một vật ta nên dùng:

A. Thước đo

B. Gang bàn tay

C. Sợi dây

D. Cái chân

Câu 26:

Ta dùng thước đo để:

A. Đo khối lượng của một vật

B. Đo chiều dài của vật 

C. Đo thể tích của một vật

D. Tất cả đều sai

Câu 27:

Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. km

B. cm

C. mm

D. m

Câu 28:

Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là:

A. m

B. cm

C. dm2

D. mm

Câu 29:

Giới hạn đo của thước là:

A. 1 mét

B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 30:

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa hai vạch dài nhất liên tiếp của thước

B. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

C. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên thước

D. B và C đều đúng

Câu 31:

Trên thước dây của người thợ may có in chữ cm ở đầu thước, số bé nhất và lớn nhất trên thước là 0 và 150. Từ vạch số 1 đến vạch số 2 người ta đếm có tất cả 11 vạch chia. Giới hạn chia và độ chia nhỏ nhất của thước lần lượt là:

A. 150cm; 1cm

B. 150cm; 1mm

C. 150mm; 0,1mm

D. 150mm; 1cm

Câu 32:

Để đo kích thước bàn học, ba bạn Bình, Lan, Chi chọn thước đo như sau:

Bình: GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm

Lan: GHĐ 50cm và ĐCNN 10cm

Chi: GHĐ 1,5m và ĐCNN 10cm

A. Chỉ có thước của Bình hợp lí và chính xác nhất

B. Chỉ có thước của Lan hợp lí và chính xác nhất

C. Chỉ có thước của Chi hợp lí và chính xác nhất

D. Thước của Bình và Chi hợp lí và chính xác nhất