Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 24 (có đáp án) Bài tập sự bay hơi và sự ngưng tụ (phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Sự bay hơi là:
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
B. Sự chuyển từ thể rắn sang thể khí
C. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
Sự ngưng tụ là:
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
B. Sự chuyển từ thể rắn sang thể khí
C. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ
B. Gió
C. Màu sắc của chất lỏng
D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng
Chọn phát biểu đúng khi nói về sự bay hơi và sự ngưng tụ:
A. Các chất chỉ có thể bay hơi ở một nhiệt độ nhất định
B. Tốc độ ngưng tụ của một chất hơi càng lớn nếu nhiệt độ càng lớn
C. Các chất chỉ có thể ngưng tụ ở một nhiệt độ nhất định
D. Trong những điều kiện như nhau, các chất lỏng khác nhau có tốc độ bay hơi khác nhau
Trong các trường hợp sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
C. Không nhìn thấy được
D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng
D. Nước trong cốc càng lạnh
Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây
B. Sự tạo thành hơi nước
C. Sự tạo thành sương mù
D. Sự tạo thành mây
Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động sau đây:
a. Rút ra kết luận
b. Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng
c. Quan sát hiện tượng
d. Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?
A. b, c, d, a
B. d, c , b, a
C. c, b, d, a
D. c, a , d, b
Sự bay hơi:
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
B. Chỉ xảy ra ở trong lòng chất lỏng
C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ
D. Chỉ xảy ra với một số ít chất lỏng
Trong trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm
B. Mưa
C. Tuyết tan
D. Nước đọng trong nắp vung của ấm đun nước, khi dùng ấm đun nước sôi rồi để nguội
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi:
A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
B. Lau ướt bảng, một lúc sau nước bay hơi hết bảng sẽ khô.
C. Mực khô sau khi viết.
D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm
Hiện tượng sương đọng trên các lá cây vào buổi sáng liên quan đến:
A. Nóng chảy
B. Đông đặc
C. Bay hơi
D. Ngưng tụ
Khi nấu cơm, ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:
A. Hơi nước trong nồi ngưng tụ
B. Hạt gạo bị nóng chảy
C. Hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ
D. Hơi nước bên ngoài nồi đông đặc