Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 14 (có đáp án): Phản xạ âm, Tiếng vang

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:

A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.

 B. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây.

C. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc.

D. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây.

Câu 2:

Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?

A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ.

B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.

C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.

D. Cả ba trường hợp trên

Câu 3:

Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là:

A. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương.

B. Tấm kim loại, áo len, cao su.

C. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch.

D. Miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp

Câu 4:

Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.

 A. 1500 m      

B. 750 m         

C. 500 m 

D. 1000 m

Câu 5:

Hãy xác định câu đúng trong các câu sau đây?

A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.

B. Bức tường càng dày phản xạ âm càng tốt.

C. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm kém

D. Khi gặp mặt phẳng xù xì, âm truyền qua hoàn toàn, không bị phản xạ.

Câu 6:

Âm phản xạ là:

A. Âm dội lại khi gặp vật chắn

B. Âm truyền đi qua vật chắn.

C. Âm đi vòng qua vật chắn.    

 D. Các loại âm trên

Câu 7:

Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

A. 2s    

B. 1s 

C. 4s 

D. 3s

Câu 8:

Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang?

A. Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm

B. Độ to, nhỏ của âm.

C. Độ cao, thấp của âm.

D. Biên độ của âm.

Câu 9:

Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

A. Tường bê tông   

 B. Cửa kính hai lớp

C. Tấm rèm vải

D. Cửa gỗ

Câu 10:

Sau khi nghe tiếng sấm rền trong cơn dông, em học sinh đã giải thích như sau. Câu nào đúng nhất?

A. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra âm thanh đến mặt đất lớn hơn 1 giây.

B. Do nguồn âm phát ra từ rất xa.

C. Tia sét (nguồn âm) chuyển động do đó khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.

D. Sấm rền là do sự phản xạ của âm từ các đám mây dông trên bầu trời xuống mặt đất

Câu 11:

Những vật sau đây phản xạ âm tốt:

A. Mặt tường gồ ghề

B. Tấm lụa trải phẳng

C. Mặt kính, tường phẳng

D. Vải bông, nhung, gấm

Câu 12:

Tại sao các phòng ghi âm người ta thường làm tường xù xì kèm theo treo rèm nhung dày?

A. Để không bị chói mắt

B. Để cho đẹp

C. Để nhiệt độ trong phòng ổn định

D. Các câu trên đều sai

Câu 13:

Trong các rạp chiếu bóng, người ta làm cho các bức tường sần sùi, thô ráp hoặc treo rèm nhung nhằm mục đích:

A. Để hấp thụ âm tốt

B. Âm phản xạ tốt hơn

C. Gây tiếng vang trong phòng

D. Trang trí phòng

Câu 14:

Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang?

A. Tần số của âm

B. Độ to của âm

C. Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm

D. Độ trầm, bổng của âm

Câu 15:

Trong phòng nhỏ, thông thường ta không nghe thấy tiếng vang bởi vì:

A. Hầu như là không có âm phản xạ

B. Tường hấp thụ toàn bộ âm truyền tới nó

C. Độ to của âm phản xạ quá bé so với âm truyền trực tiếp, tai ta không phân biệt được

D. Âm phản xạ tới tai cùng một lúc với âm truyền trực tiếp

Câu 16:

Một con tàu thám hiểm trên mặt biển phát ra siêu âm mất 1,5 giây sau mới nhận được siêu âm phản xạ. Hỏi độ sâu của đáy biển là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm của nước biển là 1500m/s.

A. 1500m

B. 1125m

C. 2250m

D. Một giá trị khác

Câu 17:

Em phải đứng cách xa một vách núi ít nhất bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340m/s

A. 11,34m

B. 22,67m

C. 34m

D. 5100m

Câu 18:

Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Trong các khoảng cách từ nguồn âm đến mặt chắn dưới đây, khoảng cách nào có tiếng vang?

A. Nhỏ hơn 10m

B. 12m

C. 20m

D. Cả B và C đều đúng

Câu 19:

Đứng trong một hành lang dài, cách một bức tường 10m, một học sinh gõ mạnh lên sàn nhà. Nếu vận tốc âm trong không khí là 340m/s thì sau bao lâu bạn học sinh đó nghe thấy tiếng vang?

A. 0,015s

B. 0,029s

C. 0,059s

D. 1,7s

Câu 20:

Người ta kiểm tra chi tiết máy bằng thép nhờ một máy dò lỗ hổng dùng siêu âm, vận tốc truyền siêu âm là 2500m/s. Tín hiệu đầu tiên phản xạ sau 8μs(8μs=8.106s) kể từ lúc phát tín hiệu, còn tín hiệu thứ 2 sau 20μs tính từ tín hiệu đầu. Lỗ hổng phát hiện được nằm ở độ sâu?

A. 40mm

B. 30mm

C. 20mm

D. 10mm