Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 18 (có đáp án): Hai loại điện tích
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.
B. Hạt nhân không mang điện tích.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện
Chọn phát biểu sai:
A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
C. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau.
Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:
A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.
B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.
C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.
D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.
Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:
A. 26
B. 52
C. 13
D. không có electron nào
Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
A. Nhận thêm electron
B. Mất bớt electron
C. Mất bớt điện tích dương
D. Nhận thêm điện tích dương
Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
A. vật b và c có điện tích cùng dấu
B. vật b và d có điện tích cùng dấu
C. vật a và c có điện tích cùng dấu
D. vật a và d có điện tích trái dấu
Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là:
A. bằng nhau
B. lớn hơn
C. nhỏ hơn
D. có lúc lớn, lúc nhỏ
Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.
B. vật nhận thêm một số electron.
C. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.
D. vật nhận thêm một số điện tích dương.
Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
A. không hút, không đẩy nhau
B. hút lẫn nhau
C. vừa hút vừa đẩy nhau
D. đẩy nhau
Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai:
A. Lấy một mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh thì thanh thủy tinh có khả năng hút các vụn giấy.
B. Sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô, thước nhựa có tính chất hút các vật nhẹ.
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng hút các vật khác.
D. Không cần bị cọ xát một thanh thủy tinh hay một thước nhựa cũng hút được các vật nhẹ.
Trong cấu tạo nguyên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
A. Cùng loại
B. Như nhau
C. Khác loại
D. Bằng nhau
Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có:
A. Tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân
B. Tổng điện tích của notron bằng tổng điện tích âm của các electron
C. Tổng điện tích của notron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân
D. Tổng điện tích của notron bằng tổng điện tích âm của các electron và tổng điện tích dương của hạt nhân
Một nguyên tử trung hòa về điện khi:
A. Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.
B. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích âm của hạt nhân.
C. Tổng điện tích dương của các electron có trị truyệt đối lớn hơn điện tích dương của hạt nhân.
D. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối nhỏ hơn điện tích dương của hạt nhân.
Chọn phương án sai?
A. Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử .
B. Nguyên tử gồm các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân và hạt nhân mang điện tích dương
C. Electron không thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hay từ vật này sang vật khác
D. Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân
Chọn phương án đúng?
A. Hầu hết các vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử
B. Nguyên tử gồm các electron mang điện dương chuyển động quanh hạt nhân và hạt nhân mang điện tích âm
C. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hay từ vật này sang vật khác
D. Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích dương của các electron bằng tổng điện tích âm của hạt nhân.
Chọn phát biểu sai:
A. Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân và các electron.
B. Hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
C. Hạt nhân mang điện tích dương.
D. Các electron mang điện âm và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
Chọn câu phát biểu sai:
A. Các vật bị nhiễm điện là các vật mang điện tích
B. Các vật trung hòa điện là các vật không có điện tích
C. Nguyên tử nào cũng có điện tích.
D. Các vật tích điện là các vật có điện tích
Chọn câu giải thích đúng:
Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ?
A. Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện
B. Vì thanh nhựa trung hòa về điện
C. Vì thanh nhựa và mẩu giấy đều trung hòa về điện
D. Tất cả đều đúng
Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, thước nhựa mang điện âm:
A. Điện tích âm đi chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải. .
B. Điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa.
C. Điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải.
D. Điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa, thanh thủy tinh mang điện dương, thì:
A. Thanh thủy tinh mất bớt electron
B. Thanh thủy tinh nhận thêm electron
C. Lụa nhiễm điện dương
D. Thanh thủy tinh nhiễm điện âm.
Một quả cầu A có khối lượng đáng kể và nhiễm điện tích dương, quả cầu B có khối lượng đáng kể và trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì:
A. Chúng đẩy nhau
B. Chúng hút nhau
C. Không hút cũng không đẩy
D. Vừa hút vừa đẩy nhau
Chọn câu đúng:
A. Nếu vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm thì A và B đẩy nhau.
B. Nếu vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương thì chúng đẩy nhau.
C. Nếu vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm, thì A và B hút nhau.
D. Nếu vật A mang điện tích dương và vật B mang điện tích dương thì A và B hút nhau.
Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:
A. Electron dương và electron âm
B. Hạt nhân âm và hạt nhân dương
C. Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm.
D. Hạt nhân mang điện tích âm và electron mang điện tích dương.
Trong nguyên tử, hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là :
A. Hạt nhân
B. Êlectrôn
C. Hạt nhân và êlectrôn
D. Không có loại hạt nào
Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
A. Có tổng số hạt điện tích âm bằng tổng số hạt điện tích dương.
B. Có số electron bằng số điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử.
C. Cấu tạo từ các nguyên tử trung hòa về điện.
D. Các ý A, B, C đều đúng.
Gọi – e là điện tích của một electron. Biết nguyên tử Oxi có 8 electron chuyển động xung quanh nhân. Điện tích của hạt nhân Oxi là
A. +8e
B. -8e
C. +16 e
D. -16e
Hai vật nhỏ hút nhau, ta có thể kết luận gì
A. Một vật nhiễm điện dương, vật kia nhiễm điện âm.
B. Một vật nhiễm điện dương, một vật trung hòa
C. Một vật nhiễm điện âm, một vật trung hòa
D. Cả ba trường hợp đều có thể xảy ra
Lấy một vật nhiễm điện đưa lại gần một quả cầu treo trên sợi tơ mảnh, thấy quả cầu bị đẩy ra xa. Phát biểu nào là đúng?
A. Quả cầu nhiễm điện dương
B. Quả cầu nhiễm điện âm
C. Quả cầu nhiễm điện cùng dấu với vật nhiễm điện.
D. Quả cầu nhiễm điện trái dấu với vật nhiễm điện.
Khi hai vật đẩy nhau, ta có thể kết luận
A. Chúng đều nhiễm điện âm.
B. Chúng nhiễm điện cùng dấu.
C. Hai vật trung hòa
D. Một vật nhiễm điện, một vật trung hòa
Theo quy ước, sau khi cọ xát với lụa, điện tích thu được ở thủy tinh là điện tích dương. Kết luận nào sai?
A. Điện tích ở lụa là điện tích âm, lụa nhiễm điện âm.
B. Đưa thanh thủy tinh lại gần lụa thì chúng hút nhau.
C. Lụa nhiễm điện âm do nhận thêm electron từ thủy tinh.
D. Thủy tinh nhiễm điện dương do nhận thêm hạt nhân từ lụa.