Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 24 (có đáp án): Cường độ dòng điện

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cường độ dòng điện được kí hiệu là

A. V 

 B. A       

C. U  

D. I

Câu 2:

Ampe kế là dụng cụ để đo:

A. cường độ dòng điện

B. hiệu điện thế

C. công suất điện

D. điện trở

Câu 3:

Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.

B. Không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào 2 cực của nguồn điện

C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.

D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Câu 4:

Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.

B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A

C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A

D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A

Câu 5:

Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.

B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.

D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau

Câu 6:

Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).

A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.

B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A

C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA

D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A

Câu 7:

Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:

A. 32 A      

B. 0,32 A   

 C. 1,6 A 

 D. 3,2 A

Câu 8:

Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?

A. 1,28A = 1280mA.

B. 32mA = 0,32A.

C. 0,35A = 350mA.

D. 425mA = 0,425A.

Câu 9:

Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.

B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.

D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Câu 10:

Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?

A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A

B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.

C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.

D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.

Câu 11:

Chọn phương án sai?

A. 1A = 1000mA 

B. 1A = 103 mA 

C. 1mA = 103

D. 1mA = 0,001A

Câu 12:

Chọn đáp số sai:

A. 1,5A = 1500mA 

B. 0,15A = 150mA 

C. 125mA = 0,125A 

D. 1250mA = 12,5A

Câu 13:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Dòng điện chạy qua đèn có …. thì đèn ….

A. cường độ càng nhỏ, càng cháy sáng 

B. cường độ càng lớn, sáng càng yếu 

C. cường độ càng lớn, càng cháy sáng 

D. cường độ thay đổi, sáng như nhau

Câu 14:

Chọn đáp số đúng:

A. 1,25A = 125mA 

B. 0,125A = 1250mA 

C. 125mA = 0,125A 

D. 1250mA = 12,5A

Câu 15:

Chọn đáp án đúng:

A. 0,175A = 1750mA 

B. 0,175A = 175mA 

C. 250mA = 2,5A 

D. 2500mA = 25A

Câu 16:

Chọn câu trả lời đúng. Để đo cường độ dòng điện 15mA, nên chọn Ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất?

A. 2mA 

B. 20mA 

C. 200mA 

D. 2A

Câu 17:

Chọn ampe có giới hạn đo phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện qua đèn 1,2A.

A. 1,5A 

B. 1,0A 

C. 0,5A 

D. 50mA

Câu 18:

Chọn câu trả lời đúng. Ở các chốt nối dây của ampe kế thường có ghi kí hiệu (+) và (-)

A. Kí hiệu (+) là nối với cực âm của nguồn điện 

B. Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện 

C. Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện 

D. Câu B và C đúng

Câu 19:

Trên ampe kế, ở các chốt nối dây có kí hiệu dấu (+) và dấu (-). Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Dấu (+) phải được nối với cực dương của nguồn, dấu (-) phải nối với cực âm của nguồn 

B. Dấu (+) phải được nối với cực dương của nguồn, dấu (-) phải nối với cực dương của nguồn 

C. Dấu (+) phải được nối với cực âm của nguồn, dấu (-) phải nối với cực dương của nguồn 

D. Dấu (+) phải được nối với cực âm của nguồn, dấu (-) phải nối với cực âm của nguồn

Câu 20:

Một bóng đèn chỉ chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 0,6A. Trường hợp nào sau đây thì bóng đèn sáng nhất?

A. 0,55A     

B. 0,4 A                 
C. 0,45 A          

 D. 0,3A

Câu 21:

 Một bóng đèn có ghi 1 A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua đèn là 0,5A thì

A. Đèn sáng bình thường

 

B. Đèn sáng hơn bình thường

 

C. Đèn sáng yếu hơn bình thường

 

D. Đèn không sáng
Câu 22:

Một bóng đèn có ghi 0,5 A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua đèn là 0,5 A thì

A. Đèn sáng bình thường

 

B. Đèn sáng hơn bình thường

 

C. Đèn sáng yếu hơn bình thường

 

D. Đèn không sáng