Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 29 (có đáp án): An toàn khi sử dụng điện

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện.

B. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua.

C. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên bàn (cách điện với đất).

D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế.

Câu 2:

Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống

Dòng điện……chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ..... của cơ thể.

A. có thể, bất kì nào

B. có thể, tay, chân

C. sẽ, trên đầu tóc

D. không thể, nào đó

Câu 3:

Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể

A. Gây ra các vết bỏng

B. Làm tim ngừng đập

C. Thần kinh bị tê liệt

D. Cả A, B và C

Câu 4:

Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?

A. Dưới 220 V

B. Trên 40 V

C. Trên 100 V

D. Trên 220 V

Câu 5:

Thế nào là hiện tượng đoản mạch?

A. Khi dây điện bị đứt.

B. Khi hai cực của nguồn bị nối tắt.

C. Khi dây dẫn điện quá ngắn.

D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.

Câu 6:

Khi có hiện tượng đoản mạch thì xảy ra điều gì?

A. Hiệu điện thế không đổi.

B. Hiệu điện thế tăng vọt.

C. Cường độ dòng điện tăng vọt.

D. Cường độ dòng điện không đổi.

Câu 7:

Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra?

A. Làm cường độ dòng điện trong mạch tăng vọt.

B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn.

C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt.

D. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt.

Câu 8:

Vì sao khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện?

A. Tránh trường hợp bị bỏng tay do dây nóng.

B. Tránh trường hợp điện giật do dây bị hở.

C. Tránh trường hợp dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây.

D. Cả ba lí do trên.

Câu 9:

Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người?

A. Vì người là vật dẫn.

B. Vì người là chất bán dẫn.

C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều.

D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân.

Câu 10:

Làm cách nào để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người?

A. Không sử dụng điện.

B. Sống cách xa nơi sản xuất ra điện.

C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

D. Chỉ sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ.

Câu 11:

Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

A. Cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt 

B. Cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A 

C. Cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A 

D. Cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A

Câu 12:

Cần phải chú ý sử dụng điều nào dưới đây khi sử dụng cầu chì?

A. Phải mắc thật gần dụng cụ hay thiết bị mà nó cần bảo vệ 

B. Luôn chọn dây chì thật mảnh (nhỏ) để nó dễ nóng chảy 

C. Luôn chọn dây chì lớn (to) để cầu chì bền chắc 

D. Luôn chọn dây chì phù hợp đối với mỗi thiết bị hay dụng cụ điện mà nó cần bảo vệ

Câu 13:

Cách làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?

A. Mắc cầu chì phù hợp với dụng cụ hay thiết bị sử dụng điện 

B. Ngắt công tắc hay cầu dao điện khi có sự cố về điện 

C. Phơi quần áo trên dây điện 

D. Làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V

Câu 14:

Biện pháp nào sau đây cho ta an toàn khi sử dụng điện?

A. Dùng cầu chì và role tự ngắt 

B. Mắc điện đúng quy tắc an toàn 

C. Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên 

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 15:

Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tua - vit, … đều có cán được bọc nhựa hay cao su?

A. Cao su, nhựa làm cho tay cầm không bị nóng 

B. Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người 

C. Cao su, nhựa làm cho tay ta không bị dòng điện hút vào 

D. Cao su, nhựa giúp cho tay ta cầm các dụng cụ này chắc hơn, không bị tuột

Câu 16:

Làm thế nào để tránh được tác hại của dòng điện đối với cơ thể người?

A. Không sử dụng điện 

B. Sống xa các nơi sử dụng điện 

C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện 

D. Chỉ sử dụng điện có cường độ nhỏ

Câu 17:

Khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên dùng tay cầm trực tiếp dây điện để tránh trường hợp:

A. Bị bỏng tay do dây nóng 

B. Điện giật do dây bị hở 

C. Dòng điện bị tắt nghẽn do ta gập dây 

D. Cả ba lí do trên

Câu 18:

Mạng điện có hiệu điện thế bao nhiêu thì gây nguy hiểm cho người?

A. Dưới 220V

 B. Trên 40V 

C. Trên 100V 

D. Trên 220V

Câu 19:

Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không vi phạm quy tắc an toàn điện

A. Xây nhà dưới đường dây điện cao thế.

 

B. Cầm nắm bằng tay không một sợi dây điện đang có dòng điện chạy qua.

 

C. Leo trèo cột điện cao thế.

 

D. Đi dép nhựa, dùng kìm điện có tay cầm bọc cao su, đeo găng tay điện khi sửa chữa điện.
Câu 20:

Trong những trường hợp sau, trường hợp nào vi phạm quy tắc an toàn điện

A. Làm thí nghiệm thực hành với hiệu điện thế dưới 40V.

 

B. Làm thí nghiệm với pin, acquy.

 

C. Phơi quần áo trên dây điện (dòng điện có tác dụng nhiệt nên quần áo nhanh khô hơn).

 

D. Lắp cầu chì thích hợp cho các thiết bị điện.
Câu 21:

Bố của Bình mới mua một cái máy giặt mới, khi lắp, bố Bình dùng dây nối đất vỏ máy giặt. Ba bạn Bình, An, Chi cùng tranh luận tại sao bố lại làm vậy?

An nói: Nối đất vỏ thiết bị điện để các ion dương truyền từ đất lên dụng cụ điện cho nó hoạt động mạnh hơn.

Bình nói: Nối đất vỏ thiết bị điện để các điện tích truyền từ dụng cụ điện xuống đất để đảm bảo an toàn, tránh bị điện giật tĩnh điện.

Chi nói: Nối đất vỏ thiết bị điện để các nguyên tử truyền từ dụng cụ điện xuống đất để đảm bảo an toàn, tránh bị điện giật tĩnh điện.

A. Chỉ An nói đúng        

 

B. Chỉ Bình nói đúng

 

C. Chỉ Chi nói đúng

 

D. Cả ba đều nói sai.
Câu 22:
Tại sao khi có người bị điện giật ta không nắm tay người ấy kéo ra mà lại phải chạy đi cắt cầu dao ngay?

A. Vì cần ngắt điện để không cho dòng điện đi qua cơ thể người bị giật quá lâu.

 

B. Vì cơ thể người dẫn điện, nếu ta lấy tay nắm kéo người ấy ra, ta cũng bị điện giật.

 

C. Cả A và B đều đúng

 

D. Vì lý do khác.
Câu 23:
Trong các thí nghiệm về điện, người ta quy định chỉ làm thí nghiệm với hiệu điện thế nhỏ hơn bao nhiêu vôn?

A. Dưới 60 V

 

B. Dưới 20 V

 

C. Dưới 40 V

 

D. Dưới 10 V