Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 2(có đáp án): Bài tập độ cao của âm (phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tần số là:

A. Khoảng thời gian vật thực hiện được một dao động

B. Số dao động trong một giây

C. Số dao động trong một phút

D. Khoảng thời gian vật thực hiện được 60 dao động

Câu 2:

Chọn câu đúng:

A. Tần số là khoảng thời gian vật thực hiện được một dao động

B. Tần số là số dao động trong một giây

C. Tần số là số dao động trong một phút

D. Tần số là khoảng thời gian vật thực hiện được 60 dao động

Câu 3:

………..là số dao động trong một giây.

A. Vận tốc

B. Biên độ

C. Chu kì

D. Tần số

Câu 4:

Tần số là gì?

A. Tần số là số dao động trong một giờ

B. Tần số là số dao dộng trong một giây

C. Tần số là số dao động trong một phút

D. Tần số là số dao dộng trong một thời gian nhất định

Câu 5:

Dao động càng nhanh thì tần số dao động:

A. Không thay đổi

B. Càng nhỏ

C. Càng lớn

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 6:

Chỉ ra câu kết luận đúng trong các câu sau:

A. Dao động càng nhanh thì tần số dao động không thay đổi

B. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng nhỏ

C. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 7:

Đơn vị của tần số là:

A. Ki-lô-mét (km)

B. Giờ (h)

C. Héc (Hz)

D. Mét trên giây( (m/s)

Câu 8:

Đơn vị của tần số là:

A. s (giây)

B. m/s (mét trên giây)

C. dB (dexiben)

D. Hz (héc)

Câu 9:

Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Tần số dao động của lá thép có giá trị là:

A. 20Hz

B. 250Hz

C. 5000Hz

D. 10000Hz

Câu 10:

Trong 2 phút, một vật thực hiện được 4000 dao động. Tần số dao động của vật có giá trị là:

A. 33,3Hz

B. 250Hz

C. 2000Hz

D. 333,3Hz

Câu 11:

Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số lớn nhất?

A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động

B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động

C. Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động

D. Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động

Câu 12:

Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số nhỏ nhất?

A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động

B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động

C. Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động

D. Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động

Câu 13:

Độ cao của âm phụ thuộc vào?

A. Tần số

B. Biên độ

C. Độ to

D. Cường độ

Câu 14:

Chọn câu đúng:

A. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số

B. Độ cao của âm phụ thuộc vào biên độ

C. Độ cao của âm phụ thuộc vào độ to

D. Độ cao của âm phụ thuộc vào cường độ

Câu 15:

Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:

A. Trầm

B. Bổng

C. Vang

D. Truyền đi xa

Câu 16:

Chỉ ra kết luận đúng trong các câu sau:

A. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng trầm

B. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng bổng

C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng vang

D. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng truyền đi xa

Câu 17:

Tần số âm càng thấp thì:

A. Âm nghe càng trầm

B. Âm nghe càng to

C. Âm nghe càng vang xa

D. Âm nghe càng bổng

Câu 18:

Âm phát ra càng cao (càng bổng) thì tần số dao động…….

A. Càng lớn

B. Càng nhỏ

C. Càng mạnh

D. Càng yếu

Câu 19:

Âm phát ra càng thấp (càng trầm) thì tần số dao động…….

A. Càng lớn

B. Càng nhỏ

C. Càng mạnh

D. Càng yếu

Câu 20:

Một vật dao động với tần số 8Hz. Hỏi trong một phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?

A. 7,5 dao động

B. 8 dao động

C. 480 dao động

D. 60 dao động

Câu 21:

Một vật dao động với tần số 12Hz. Hỏi trong 20 phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?

A. 14400 dao động

B. 240 dao động

C. 480 dao động

D. 60 dao động

Câu 22:

Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?

A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn

B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ

C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng nhỏ

D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng to