Trắc nghiệm Vật Lí 7: Nhận biết môi trường truyền âm
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Vận tốc truyền âm trong các môi trường giảm theo thứ tự
A. Rắn, lỏng và khí
B. Rắn, khí và lỏng
C. Khí, rắn và lỏng
D. Khí, lỏng và rắn
Ta đã biết nước có thể tồn tại ở 3 thể rắn (nước đá), lỏng, khí (hơi nước). Trong các ý kiến sau, ý kiến nào là sai?
A. ở trạng thái rắn, nước truyền âm thanh tốt nhất
B. ở trạng thái khí, nước truyền âm thanh kém nhất
C. ở cả 3 trạng thái, nước đều có khả năng truyền âm như nhau
D. Mật độ phân tử nước càng lớn thì khả năng truyền âm càng tốt
Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về các môi trường truyền âm?
A. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém
B. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm tốt nhất
C. Trong những điều kiện như nhau, chất khí truyền âm kém nhất
D. Trong những điều kiện như nhau, chất lỏng truyền âm kém nhất
Vận tốc truyền âm trong không khí vào khoảng
A. 340 m/s
B. 20,4 km/phút
C. 1224 km/giờ
D. Tất cả các giá trị trên đều đúng
Hãy chọn câu sai:
A. Chất rắn luôn truyền âm thanh tốt hơn chất lỏng và chất khí
B. Âm thanh có thể truyền trong các môi trường chất lỏng, rắn và khí
C. Chân không là môi trường không thể truyền âm
D. Hầu hết các chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất khí
Khi gõ vào một đầu ống kim loại dài, người đứng phía đầu kia ống nghe được 2 âm phát ra vì:
A. Ống kim loại luôn phát ra hai âm khác nhau và truyền đến tai ta
B. Âm đầu được kim loại truyền đi, âm sau truyền trong không khí
C. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do không khí phát ra
D. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do vọng lại
Ở trên các núi cao, khi gọi nhau khó nghe hơn ở chân núi vì:
A. Không khí ở trên cao lạnh, nên truyền âm kém hơn
B. Ở trên cao nắng hơn nên âm thanh truyền đi kém hơn
C. Không khí ở trên cao loãng hơn, nên truyền âm kém hơn
D. Ở trên cao gió cản trở việc truyền âm