Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có đáp án (Mới nhất)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên ba lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào?

A. Tăng 3 lần.

B. Không thể xác định chính xác được.

C. Không thay đổi.

D. Giảm 3 lần.

Câu 2:

Trên hình vẽ, hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn đúng mối quan hệ giữa cường độ dòng điện I (A) chạy trong dây dẫn và hiệu điện thế U (V) đặt vào hai đầu dây dẫn đó?

Trên hình vẽ, hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn đúng mối quan hệ giữa cường độ dòng điện I (A) chạy trong dây dẫn và (ảnh 1)

A. Đồ thị a.

B. Đồ thị c.

C. Đồ thị b.

D. Đồ thị d.

Câu 3:
Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3 A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 3 V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ như thế nào?
A. Cường độ dòng điện giảm đi 3 lần.
B. Cường độ dòng điện tăng lên 3 lần.
C. Cường độ dòng điện giảm đi 0,2 A.
D. Cường độ dòng điện là I = 0,2 A.
Câu 4:
Quan sát sơ đồ mạch điện sau. Phát biểu nào sau đây đúng?
Quan sát sơ đồ mạch điện sau. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Số chỉ của Ampe kế cho biết cường độ của dòng điện trong mạch. (ảnh 1)
A. Số chỉ của Ampe kế cho biết cường độ của dòng điện trong mạch.
B. Số chỉ của Vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn R.
C. Dòng điện chạy qua vật dẫn theo chiều từ A đến B.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 5:

Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 8 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,4 A. Quan sát bảng giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện sau đây và cho biết giá trị nào của A, B, C, D là không phù hợp?

Hiệu điện thế (U)

8

9

16

C

D

Cường độ dòng điện I (A)

0,4

A

B

0,95

1

A. IA=0,54A.
B. IB=0,8A.
C. UC=19V.
D. UD=20V.
Câu 6:
Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V?
A. 1,5 lần.
B. 3 lần.
C. 2,5 lần.
D. 2 lần.
Câu 7:
Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là:
A. 4 V.
B. 2 V.
C. 8 V.
D. 4000 V.
Câu 8:
Khi đặt một hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25 A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 0,75 A?
A. 2 V.
B. 4 V.
C. 6 V.
D. 8 V.
Câu 9:

Dựa vào đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ở hình vẽ.

Dựa vào đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ở hình vẽ. (ảnh 1)

Hãy chọn các giá trị thích hợp để điền vào các ô trống trong bảng sau:

U (V)

0

 

18

 

25

I (A)

 

0,24

 

0,4

 

A. U0=0V; U1=12V; I2=0,3A; U3=22V; I4=0,5A

B. U0=0V; U1=12V; I2=0,36A; U3=20V; I4=0,5A

C. U0=0V; U1=10V; I2=0,3A; U3=20V; I4=0,5A

D. U0=0V; U1=10V; I2=0,3A; U3=20V; I4=0,5A

Câu 10:

Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng?

Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.  (ảnh 1)
A. Cả hai kết quả đều đúng.
B. Cả hai kết quả đều sai.
C. Kết quả của b đúng.
D. Kết quả của a đúng.
Câu 11:
Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
A. tăng 5 V.
B. tăng 3 V.
C. giảm 3 V.
D. giảm 2 V.
Câu 12:

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1 A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 16 V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,2 A thì hiệu điện thế phải tăng thêm là bao nhiêu?

A. 15,8 V.
B. 19,2 V.
C. 3,2 V.
D. 0,2 V.
Câu 13:
Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu một vật dẫn là 18 V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5 A. Muốn cường độ dòng điện qua nó giảm đi 0,3 A thì phải đặt vào hai đầu vật dẫn đó một hiệu điện thế là bao nhiêu?
A. 19,2 V.
B. 4 V.
C. 9,6 V.
D. 7,2 V.
Câu 14:
Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu một vật dẫn là 25 V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Muốn cường độ dòng điện qua nó giảm đi 5 lần thì phải đặt vào hai đầu vật dẫn đó một hiệu điện thế là bao nhiêu?
A. 5 V.
B. 10 V.
C. 12 V.
D. 20 V.
Câu 15:

Sử dụng đồ thị sau để trả lời các câu hỏi 15, 16, 17, 18.

Đồ thị trên biểu diễn mối quan hệ gì giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện? A. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế vào cường độ dòng điện. (ảnh 1)

Đồ thị trên biểu diễn mối quan hệ gì giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện?

A. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế vào cường độ dòng điện.
B. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế.
C. Đồ thị biểu diễn hiệu điện thế.
D. Đồ thị biểu diễn cường độ dòng điện.
Câu 16:
Từ đồ thị, tìm giá trị của x?
A. 1 A.
B. 0,8 A.
C. 0,75 A.
D. 1,2 A.
Câu 17:

Từ đồ thị, tìm giá trị của y?

A. 24 V.

B. 32 V.

C. 16 V.

D. 40 V.

Câu 18:

Từ đồ thị, xác định tỉ lệ IU ?

A. IU=16

B. IU=5

C. IU=116

D. IU=136

Câu 19:

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là

A. đường thẳng.
B. đoạn thẳng.
C. đường tròn.
D. đường parabol.
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là đoạn thẳng.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
D. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là parabol.
Câu 21:
Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn giảm 13 lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào?
A. Tăng 3 lần.
B. Không thể xác định chính xác được.
C. Không thay đổi.
D. Giảm 13 lần.
Câu 22:
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là đường thẳng, luôn đi qua điểm nào?
A. Điểm I(1;0)
B. Điểm I(0;1)


C. Điểm O(0;0)

D. Đáp án khác.
Câu 23:

Đồ thị này cho biết mối quan hệ gì giữa cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn I và hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn?

Đồ thị này cho biết mối quan hệ gì giữa cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn I và hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn? (ảnh 1)
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
Câu 24:
Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1=3,6V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp I1 bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V?

A. I2=2I1.

B. I2=0,25I1.

C. I2=4I1.

D. I2=0,5I1.

Câu 25:

Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1=36V.. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp I1 bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó giảm 21,6 V?

A. I1=53I2

B. I1=0,6I2

C. I2=43I1

D. I2=0,5I1

Câu 26:
Dòng điện đi qua dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 18 V. Để dòng điện này sẽ có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu?
A. 11,4 V.
B. 7,2 V.
C. 4,8 V.
D. 19,2 V.
Câu 27:
Tại sao để bóng đèn sáng hơn, người ta không tăng cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn mà lại tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn đó?
A. Vì tăng hiệu điện thế dễ dàng hơn tăng cường độ dòng điện.
B. Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
C. Vì tăng hiệu điện thế an toàn hơn so với tăng cường độ dòng điện.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 28:

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?

A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
D. Giảm khi tăng hiệu điện thế.
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm 3 lần.
B. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng 3 lần.
C. Nếu tăng cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lên 3 lần thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm 3 lần.
D. Nếu tăng cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lên 3 lần thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm 3 lần.
Câu 30:

Dòng điện đi qua dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12 V. Để dòng điện này sẽ có cường độ I2 lớn hơn I1 một lượng là 2I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu?

A. 12 V.
B. 24 V.
C. 36 V.
D. 48 V.